Có một Abraham, người đàn ông ở tuổi
gần trăm, hoàn toàn vâng theo tiếng gọi của Thiên Chúa “Hãy rời bỏ xứ sở, họ hàng, nhà cha ngươi mà tới vùng đất Ta sẽ chỉ cho
người” (St 12, 1). Ông đáp lời ngay cả ý thức rõ ràng lời mời này buộc ông
phải bỏ lại phía sau tất cả những gì gần gũi và thân thương nhất mà cả đời ông
đã gắn bó. Một người đã sống một cuộc sống mà Thiên Chúa liên tục thách đố, đôi
lúc dường như quá khả năng chịu đựng. Thế nhưng, hai chữ tín trung vâng phục,
ông vẫn vẹn toàn.
Có một Maria thưa tiếng “Xin Vâng” là
hoàn toàn chấp nhận thánh ý Thiên
Chúa, ngay cả khi có thể bị kết án vì tội ngoại tình, phải bị ném đá cho đến chết.
Maria vẫn thưa xin vâng. Mẹ dám lấy thánh ý Thiên Chúa, lấy chương trình của
Thiên Chúa làm kim chỉ nam cho quyết định cuộc đời mình.
Có một Giu-se mau mắn vâng lời thánh
ý Thiên Chúa giữa bóng đêm mơ hồ của những giấc mộng. Ngài không do dự khi phải
từ bỏ những dự định riêng, chấp nhận bị quấy rầy, bị đảo lộn, để được thay đổi
hoàn toàn.
Có một Giê-su, con Thiên Chúa, Đấng
chí thánh “đã tự hạ mình mà vâng phục cho
đến chết” (Phil 2, 8).
Có một Rafaela Maria Porras vâng lời
dấn thân vào một cuộc tìm kiếm thánh ý Thiên Chúa trong những năm tháng đầu
thành lập Dòng. Rồi ba muoi hai năm cuối đời sống ẩn dật, bị hiểu lầm, bị chỉ
trích và bị lãng quên. Ấy vậy mà ngài vẫn liên lỉ trọn hai tiếng xin vâng trong
niềm tin, sự tín thác và niềm hy vọng.
Xuyên suốt lich sử Giáo Hội, có biết
bao người sống chứng ta với chọn lựa “sự vâng phục” thánh ý Thiên Chúa làm kim
chỉ nam cho đời mình. Họ đã sống nên thánh trọn lành trong bậc sống của mình.
Ngày hôm nay, có biết bao người trẻ
dám bước ra khỏi vòng vây của “cái tôi” để sống cho một lý tưởng “tự hủy”, một
lý tưởng chết cho ý riêng của mình trong sự tự do và lòng mến.
Và đó là ý nghĩa đích thực của lời
khấn dòng “vâng phục”
Thật vậy, sống giữa một xã hội xấu
tốt lẫn lộn, giữa những thách đố, cám dỗ và đầy cạm bẫy của cuộc đời, người tu
sĩ đang “sống khác” với trào lưu chung của xã hội. Dường như họ đã và đang khước
từ “cái quyền” căn bản nhất của mỗi người, quyền tự quyết hay quyền chọn lựa,
hoặc tóm gọn lại là quyền tự do. Nhưng với người tu sĩ, một khi họ tuyên khấn
vâng phục đồng nghĩa với việc dám gạt ra ý riêng mình để phụng sự cho mục đích
tốt đẹp hơn, thánh ý Thiên Chúa. Đó là sử dụng sự tự do trong sự khôn ngoan.
Còn bạn thì sao? Thiên Chúa đang chờ
đợi những tâm hồn quãng đại, những trái tim giàu lòng yêu thương và những tấm
lòng nhân nghĩa dám dấn thân vào việc kiến tạo một nền văn minh tình thương và
sự sống.
Lê Đỗ Quyên, aci
0 comments:
Post a Comment