SUY
NIỆM LỜI CHÚA
Thứ Hai 28/10/2013
Kính Hai Thánh Simon và
Giuđa Tông Đồ
Bài đọc: Ep 2, 19 – 22
Thưa
anh em, anh em không còn phải là người xa lạ hay người tạm trú, nhưng là người
đồng hương với các thánh, và là người nhà của Thiên Chúa, bởi đã được xây dựng
trên nền móng là các Tông Đồ và ngôn sứ, còn đá tảng góc tường là chính Đức
Ki-tô Giê-su. Trong Người, toàn thể công trình xây dựng ăn khớp với nhau và
vươn lên thành ngôi đền thánh trong Chúa. Trong Người, cả anh em nữa, cũng được
xây dựng cùng với những người khác thành ngôi nhà Thiên Chúa ngự, nhờ Thần Khí.
Tin Mừng: Lc 6,12-19
Trong những ngày ấy, Đức Giê-su đi ra núi cầu
nguyện, và Người đã thức suốt đêm cầu nguyện cùng Thiên Chúa. Đến sáng, Người
kêu các môn đệ lại, chọn lấy mười hai ông và gọi là Tông Đồ. Đó là ông Si-mon
mà Người gọi là Phê-rô, rồi đến ông An-rê, anh của ông; sau đó là các ông
Gia-cô-bê, Gio-an, Phi-líp-phê, Ba-tô-lô-mê-ô, Mát-thêu, Tô-ma, Gia-cô-bê con
ông An-phê, Si-mon biệt danh là Quá Khích, Giu-đa con ông Gia-cô-bê, và Giu-đa
Ít-ca-ri-ốt, người đã trở thành kẻ phản bội. Đức Giê-su đi xuống cùng với các
ông, Người dừng lại ở một chỗ đất bằng. Tại đó, đông đảo môn đệ của Người, và
đoàn lũ dân chúng từ khắp miền Giu-đê, Giê-ru-sa-lem cũng như từ miền duyên hải
Tia và Xi-đon đến để nghe Người giảng và để được chữa lành bệnh tật. Những kẻ
bị các thần ô uế quấy nhiễu cũng được chữa lành. Tất cả đám đông tìm cách sờ
vào Người, vì có một năng lực tự nơi Người phát ra, chữa lành hết mọi người.
Suy Niệm:
Hôm
nay Giáo Hội mừng kính lễ hai Thánh Simon và Giuđa Tông Đồ. Xét về truyền thống
trải dài, tiểu sử cả hai vị này ít có được sự chỉ dẫn nào để chúng ta có thể hiểu
biết thấu đáo về con đường hoạt động tông đồ cũng như là về đời sống của các ngài.
Trước
hết, lược sử về thánh Simon Tông Đồ hay còn được gọi là Simon Nhiệt Thành. Chỉ
nghe đến cái tên chúng ta đã cảm nhận đây là một con người hết sức đam mê, nhiệt
huyết và trưởng thành trong sứ vụ rao giảng Tin Mừng. Nếu nói đến Simon Nhiệt
Thành, chúng ta phải nhớ đến đây là người tham gia vào nhóm Ái Quốc Quá Khích.
Bởi vì ngài muốn đấu tranh cho dân tộc mình và chống lại sự thống trị của Rôma
thời bấy giờ. Nhưng thay vì chỉ hạn chế mình trong việc đấu tranh bảo vệ quyền
lợi trần thế, ngài được mời gọi tiến một bước xa hơn, đấu tranh cho nước trời. Nói
đến Simon Nhiệt Thành, người ta nghĩ ngay đến sự hiện diện của Chúa Giêsu và Đức
Maria trong tiệc cưới Cana năm xưa. Chữ Cana
tự nó đã có ý nghĩa là Nhiệt Thành. Trong buổi tiệc cưới đó,
ngài đã chứng kiến Chúa Giêsu làm phép lạ nước hóa thành rượu. Từ đó có nhiều
nguồn cho rằng, ngài đã bỏ tất cả và theo thầy Giêsu với tất cả niềm đam mê
mang Chúa đến cho tha nhân. Ngài đã từng truyền giáo trên mảnh đất Ba Tư là nơi
mà cũng chính Thánh Giuđa cũng đã đến truyền giáo và tử đạo.
Còn
nói đến thánh Giuđa Tông Đồ, ngài thường hay bị lẫn lộn với Giuđa người đã từng
phản bội Chúa, là ông Giuđa Iscariot. Giuđa Tông Đồ còn có một cái tên thân
thương khác – Giuđa Trung Kiên hay Tađêô hoặc Giuđa Tađêô. Bởi vì ông đã trung
thành với sứ vụ rao giảng của mình cho đến hơi thở cuối cùng. Chúng ta biết đến
ngài như là tác giả của chính bức thư ngài đã viết và ký tên Giuđa Tông Đồ. Ngài
đã vâng theo tiếng gọi Giêsu và đi theo. Ngài đã từng đến mảnh đất Ba Tư. Cũng
có người cho rằng ngài đã từng đến Phi Châu. Nhưng nguồn ngài đã đến Ba Tư thì
xác đáng hơn cả. Đi đến đâu ngài cũng rao giảng về Ngôi Lời Nhập Thể và làm nhiều
phép lạ nhân danh Đức Giêsu Kitô. Và ngài cũng đã tử đạo ở đây.
Như
vậy, thánh Simon va Giuđa là hai vị được mừng kính trong ngày hôm nay có lẽ vì
hai vị đã hợp tác loan truyền nước Thiên Chúa trên mảnh đất Ba Tư này. Các ngài
đã sống, làm việc và để lại ấn tượng tốt cho người dân Ba Tư. Vì vậy, các ngài
đã lôi kéo hàng chục ngàn người trở về với Chúa. Đó là sứ vụ cao cả mà các ngài
đã làm được. Các ngài còn làm nhiều phép lạ nhân danh Đức Giêsu mà người ta phải
nhắc đến bằng chính sự nhiệt thành rất đáng cho chúng ta ngưỡng mộ và tôn vinh.
Rồi
biết đâu, qua gương sống của các ngài, chúng nhìn nhận lại đời sống của mình và
những góc cạnh khác nhau của cuộc sống để sống lạc quan, tin tưởng hơn vào cuộc
sống chúng ta đang đối diện dường như khó khăn và khốn khổ từng ngày. Và rồi
cho dù cuộc sống như thế nào chăng nữa, chúng ta vẫn có niềm tin, lòng trông cậy
vào lòng thương xót của Thiên Chúa.
0 comments:
Post a Comment