Lắng Nghe và Đáp Trả

Khiêm Nhu

Tình Yêu Trọn Vẹn

Giản Dị nhưng Tinh Khiết

Hy Sinh

An Lạc, Trọn Vẹn và Khiêm Tốn

Bình Dị, Thân Thương và Chân Quê

Đẹp Thanh Cao, Tinh Khiết

Tình Yêu Cao Đẹp và Trong Sáng

January 22, 2014

Đi TÌm Giáo Hội - Phần II

Chổi cùn, bút lông vô giá trị
Giáo Hội quả là các thánh và những người tội lỗi. Năm 1986, tại Đà Lạt Việt Nam, một người trở lại Đạo Công Giáo năm 1949 lúc Việt Nam đang cựa mình thật mạnh trong giấc mơ độc lập của mình, cũng có cùng một ý nghĩ ấy về Giáo Hội. Đó là ông Nguyễn Khắc Dương, cựu quyền khoa trưởng khoa văn Đại Học Đà Lạt, tác giả hồi ký Quia Dilexit Humilitatem Meam (Vì Người Thích Sự Khiêm Nhường Của Tôi). Bỏ ngoài các nhận định về chính trị, là những nhận định có thể gây tranh cãi, cuốn tự thuật này qúy giá ở chỗ cho ta cái nhìn rất trung thực của một người, sau khi đã trải qua nhiều kinh nghiệm tâm linh, cuối cùng đã chọn Thầy Giêsu làm lẽ sống trong lòng Giáo Hội.
Nguyễn Khắc Dương vốn là em ruột Nguyễn Khắc Viện, một trong các lý thuyết gia hàng đầu về văn hóa của Cộng Sản Bắc Việt, nên hồi nhỏ, đương nhiên không thích Đạo Công Giáo. Cũng như nhiều người khác, cậu tin rằng Đạo này có trách nhiệm dẫn đường cho Pháp cướp nước ta. Đạo này còn là “tà đạo” dạy những điều mê tín dị đoan, có những lễ nghi kỳ quặc… Người Công Giáo lại “cứ quây quần trong mấy xứ đạo như tách rời khỏi cộng đồng dân tộc, do mấy cố đạo chỉ huy, gây ấn tượng làm sao ấy! Thấy người Công Giáo ra vào lui lủi nơi các toà giải tội, lên “lè lưỡi” rước lễ, rồi trở về mắt nhắm tay chắp gối quỳ - thật là không tài nào chịu nổi! Và nhìn người Công Giáo nào cũng có vẻ như bị “bùa mê”, như “mê” một cái gì đó, bị một ma lực nào quyến rũ, ám ảnh, mê hoặc (possédé, envouté)! Cho nên, chúng tôi - con nhà khoa bảng, học thức - hơi có vẻ khinh đạo Công Giáo, cho như là một hình thức quyến rũ, mua chuộc, mê lú, mà các cố đạo đã đánh bả cho một lớp người hạ lưu trong xã hội! Trong họ vừa có cái gì dễ ghét, vừa có cái gì đáng tội nghiệp như là những người bị mê hoặc”. 
Nhưng cậu ấm con quan này thi hỏng chương trình Việt vì môn chính tả, nên bà mẹ gửi vào Huế học chương trình Pháp không có môn chính tả tại tư thục Công Giáo Thiên Hựu. “Vào học trường Thiên Hựu, tôi được dấn bước vào thế giới Công Giáo, mà dần dần khám phá ra những giá trị của nó”. Trước hết là sự tận tâm chức nghiệp của các linh mục giáo sư. “Điều thứ hai là ‘tình yêu người’ được bộc lộ ra qua cách đối xử”. Theo Nguyễn Khắc Dương, yêu khác thương. Khổng Giáo và Phật Giáo đều dạy thương người, thậm chí thương cả vạn vật nữa, “nhưng ‘yêu’ người thì hình như chỉ có đạo Kitô mới dạy và mới giúp người ta thực hiện được”. Vì yêu là xem người yêu như “một giá trị duy nhất vô nhị và không thể thay thế… và như thế là mình được nhìn nhận đúng phẩm giá làm người của mình, như là một ngã vị, một chủ thể duy nhất, như là được lên ngôi”. Yêu không hẳn là một đức hạnh (vertu) mà là một tác phong (comportement) “bắt nguồn từ một cảm thức dựa trên căn bản một nhận thức nào đó về giá trị con người”.
Nguyễn Khắc Dương cho rằng vị thượng tọa cậu quen biết, về mặt luân lý, “có lẽ ít linh mục Công Giáo nào sánh kịp”, có thể “liều chết cứu tôi, nhưng động thái (comportement) của ngài có cái gì lạnh nhạt. Tôi có cảm tưởng dù thương tôi hết sức, nhưng ngài thương tôi trong cái đại từ bi vô ngã đối với một chúng sinh vô ngã như bất cứ chúng sinh nào! Và tôi xin vô lễ (vì tôi rất kính mến ngài) mà cả gan suy diễn rằng có lẽ ngài xót thương cho cái chấp ngã hiện hữu của tôi, thay vì vui mừng vì hiện hữu của tôi như một ‘ngã vị’. Và xin thú thật rằng: tôi rất tôn kính Đức Thích Ca, nhưng mỗi lần chiêm ngưỡng tượng Ngài điềm nhiên trên toà sen, tôi vẫn có cảm tưởng như vậy. Tôi được chiếu rọi bởi ánh từ bi của Ngài, nhưng không có cảm tưởng được sưởi ấm cõi lòng bởi lửa yêu mến của Ngài”. 
“Sau này tôi mới hiểu rằng cái ấn tượng người Công Giáo như bị “bùa mê thuốc lú”, bị “thần ám” (possédé), bị “huyễn hoặc” (envouté) không phải là không có lý do! Bởi vì trong căn bản, người Công Giáo là kẻ có cảm thức được yêu bởi Thiên Chúa, được yêu một cách khủng khiếp (được yêu mà cũng có thể nói là bị yêu, vì tình yêu nào cũng có tính cách ràng buộc: nợ tình) và được mời gọi đáp lại tình yêu như vậy. Có cái gì như kẻ si tình, chứ không phải bậc Đại Giác, Đại Ngộ như Phật dạy. Si ở đây bắt nguồn từ sự điên rồ của màu nhiệm Khổ giá (la folie de la croix); và như chữ Thương khó, khổ nạn (passion) không phải không có âm hưởng của cái gì như là đam mê (cũng là passion). Sự so sánh các thánh Kitô giáo với các thiền sư, đạo gia, thì một bên có cái gì da diết, đầy đam mê (passion), một bên thì thanh thản, đầy minh triết (sagesse)”.
Rồi nhờ học giáo lý, Nguyễn Khắc Dương khám phá ra Chúa Giêsu. “Cuộc đời của Đức Giêsu trước hết gợi lên lòng thương của tôi đối với một người vô tội bị oan khiên, sau là sự hấp dẫn của một người dịu dàng, đơn sơ, bình dị. Có thể nói tình cảm đầu tiên đối với Ngài là lòng thương mến (có pha trộn một chút tội nghiệp nào đó) hơn là lòng tôn kính đối với một bậc tôn sư: có một cái gì như tình bạn ít nhiều bình đẳng giữa hai người cùng hội cùng thuyền. Ấn tượng đầu tiên đối với Ngài có cái gì tương tự như sự an ủi của mẹ hiền, bạn quí, hàn gắn thương đau, khuyết điểm, khuyến khích về mặt cảm tính khi chán nản; sưởi ấm cõi lòng khi cô đơn - nhiều hơn là một vị tôn sư dạy một giáo thuyết”.
Cậu cho rằng “sự hấp dẫn của chúa Giêsu hình như do chính con người và cuộc đời của Ngài từ việc sinh ra trong máng cỏ, qua 30 năm âm thầm lặng lẽ, ba năm nay đây mai đó, trà trộn với dân chúng, rồi bị giết oan, nhiều hơn là do đạo lý Ngài truyền dạy. Bởi vì, xét về mặt tâm lý đạo đức thì các bài dạy của Ngài cũng chẳng có gì là cao siêu tuyệt vời, nhưng điều làm cho tôi cảm mến Ngài chính là “con người” và “cuộc sống” (gồm cả cái chết của Ngài): sa “personne” et sa “vie”. Đã có cảm tình với Ngài rồi thì khó quên, khó phai và hình như càng lâu càng thắm thiết hơn… Đối với các bậc thánh hiền khác, thì có thể nhớ bài dạy của Ngài mà quên đi con người và cuộc đời của các ngài. Đối với Đức Giêsu thì khác hẳn: đôi khi quên lời Người dạy, nhưng chính Ngài thì không quên được. Và có lẽ càng hay sống trái lời Ngài dạy, thì hình ảnh Ngài lại càng thêm xoáy vào tâm khảm… nhớ quay nhớ quắt, nhớ quằn quại đến độ không chịu được!... Thông minh, tài trí, dũng cảm... Có lẽ nhiều người hơn Giêsu, nhưng đáng yêu nhất thì có thể chỉ có duy nhất một mình Ngài mà thôi!” 
Rồi cậu “gặp Pascal”, một thiên tài “cuối cùng đã vất bỏ tất cả để sống một cuộc đời cống hiến cho Chúa Giêsu! Vì sao? Vì Pascal đã cảm nghiệm được rằng Giêsu đã yêu Pascal đến chết, Giêsu đã nhỏ những giọt máu cho Pascal. Và Pascal đã nhìn nhận Giêsu là Thiên Chúa”
Nhưng hình như Đấng Giêsu này đã bị Giáo Hội do Người sáng lập, ít nhất là cái Giáo Hội trước mắt Nguyễn Khắc Dương, tức Giáo Hội Việt Nam đang ở lúc trưởng thành, phản bội. Vì cái Giáo Hội này đã biến “con chiên bổn đạo” thành “một đàn cừu của Panurge!”: khúm núm, khép nép, cúi đầu “trước một ông Trời làm chúa tể qua trung gian mấy cha cố”, nhất là các cha cố Tây. Cậu cho rằng “Tin vui cứu chuộc của Giêsu đã bị Giáo Hội biến thành một thứ bùa mê để thao túng, cầm buộc con người trong một xiềng xích tinh thần, làm cho con người trở nên ngoan ngoãn, hiền lành, dễ bảo, dễ trị; nhưng thiếu khí phách, thiếu tự do phóng khoáng - cởi mở - tiến bộ: một dạng “ngu dân” nào đó!”. Trái ngược “với Giêsu Na-da-rét là người đã có ý muốn nâng cấp cứu vớt con người, nhất là lớp người thấp hèn, khốn khổ. Tôi hình như mang máng có ý nghĩ là giáo quyền đã phản ngược lại lý tưởng của Giêsu Na-da-rét”. 
Nhưng biến cố 1945 đã quét sạch “cái hình ảnh Hội Thánh gắn liền với quyền bính… Cái vỏ ‘cố Tây’ được bóc vất đi để lộ nguyên hình là các vị ‘thừa sai’ của Chúa Kitô, mà đã có thời tỏ rạng qua dáng dấp của chân phước Théophane Vénard”. Hình ảnh vị “Giám Mục Việt Nam tiên khởi địa phận Vinh lúc ra Thanh Hóa thụ phong Giám Mục, được gánh đi lủi thủi không tiền hô hậu ủng, không kèn, không trống âm thầm lặng lẽ phục xuống trước bàn thờ, như bị đè bẹp dưới cuốn Kinh Thánh đặt trên mình, đã xóa nhòa hình ảnh các vị Giám Mục áo Vàng áo Tím, oai vệ ngồi trên khán đài danh dự cạnh quan Khâm quan sứ trong các buổi duyệt binh vào dịp lễ Quốc khánh của nước Bảo Hộ Đại Pháp trước 1945”.
Nguyễn Khắc Dương cho rằng năm 1945 “quả là Năm Đại Hồng Phúc đối với riêng tôi” làm thay đổi hẳn tương quan của cậu đối với Giáo Hội. Từ từ, cậu nhận ra “trong một môi trường chịu ảnh hưởng của Chúa Giêsu Na-da-rét, tương quan liên-ngã-vị (relation intersubjective, interpersonnelle) cũng đậm đà hơn. Một gia đình, một họ đạo, một cơ sở Kitô giáo nào cũng mang màu sắc ấy (dù trình độ văn hóa và kể cả trình độ đạo đức cá nhân có thể là thấp)”. Bầu không khí của cộng đoàn Công Giáo luôn “có cái gì thân hữu, đầm ấm”. Dù có thể lắm lúc xảy ra cãi cọ tranh chấp, “nhưng vẫn là có nhau - nghĩa là dù tốt hay xấu đều có nhau, đều có tương quan liên- ngã-vị, hữu ngã và hữu tha trong cái với nhau”. Cậu cho rằng “cái tương quan liên-ngã-vị quan trọng như vậy là vì từ trong nguồn gốc của mỗi hữu thể, tức là trong Mầu Nhiệm Thiên Chúa tương quan lập hữu giữa Ba Ngôi (Cha, Con và Thần Khí) không phải là một tùy thể thêm vào một hữu thể nòng cốt; nhưng chính là “bản tính” của hữu thể. Nơi con người cái tương quan là cha, là con, là thầy, là trò chỉ là một chuyện phụ thuộc, có vất bỏ đi vẫn còn có con người. Còn nơi Thiên Chúa: Chúa Cha chỉ là Cha thôi, nếu không là Cha thì không còn gì nữa, cho nên chính cái tương quan ấy (Cha, Con, Thần Khí...) là bản tính của Hữu thể”.
           Từ đó, cậu luôn tìm về với một gia đình, một cộng đoàn Công Giáo để tìm ra cái tương quan liên ngã vị này. Rất may, sau khi đậu tú tài 2 năm 1946, cậu có dịp được dạy Việt Văn tại Trung Học Đậu Quang Lĩnh tại Vinh. “Được trở về sống trong cái khí quyển mà tôi đã hấp thụ sáu năm tại trường Thiên Hựu, tôi như một ngọn cây đang bị héo rũ, bỗng được tưới mát hồi sinh… Dần dần, tôi mới khám phá ra rằng chỉ có môi trường Công Giáo mới hợp với con người tôi, và có lẽ tôi chỉ sống được trong môi trường ấy mà thôi”. Vì sau Cách Mạng Tháng Tám, chỉ “tại các xóm đạo, trong các gia đình Công Giáo thì tôi cảm thấy như sinh khí vẫn dồi dào, tương quan vẫn có cái gì đằm thắm sâu xa mật thiết, đầy sinh khí tuy có vẻ thầm lặng kín đáo nhưng vẫn vui tươi ấm áp. Nhất là những giờ kinh sáng tối trong gia đình hoặc tại nhà thờ tuy chưa có đức tin tôi vẫn cảm thấy như mình là cây được cắm vào lòng đất có nhựa sống, được bao bọc và sưởi ấm bởi tình người trong tương quan liên-ngã-vị. Có lẽ tôi đã cảm nghiệm mầu nhiệm các Thánh thông công trong sinh hoạt của Hội Thánh Công Giáo trước rồi sau mới phát giác ra rằng: mối dây của sự thông công ấy là Chúa Giêsu mà ngôi thánh đường có nhà tạm, nơi Chúa ngự, có đèn thắp sáng là trung tâm và vị linh mục, Giám mục là đại diện và thừa tác viên... Mỗi giáo xứ, mỗi Cộng đoàn Công Giáo quả là một gia đình! Bếp lửa, mỗi tổ ấm ấm cúng, có lò lửa sưởi ấm là Chúa Giêsu, mà Thánh Thể là bí tích về sự hiện diện, tuy vô hình nhưng thực sự của Ngài, vị tư tế là đại diện và thừa tác viên, các tín hữu là anh chị em, là con chung của Cha trên trời. Và trong tổ ấm ấy, đời sống cộng đoàn (communauté) chứ không phải tập thể (collectivité) vẫn không làm giảm tương quan liên-ngã-vị cá thể: vì mọi tín hữu đều có tương quan riêng duy nhất, trực tiếp với Chúa Giêsu trong một sự kín nhiệm mà không một người thứ ba nào có quyền xâm lược bằng bạo lực hay âm mưu xảo trá”.
Ngoài ra, “tôi nghĩ rằng vấn đề căng thẳng giữa cá nhân và đoàn thể, chỉ có cộng đoàn Công Giáo là giải quyết tuyệt vời. Sau này tôi mới biết rằng là nhờ phạm trù nhiệm thể và chi thể Đức Kitô mà vấn đề được giải quyết mỹ mãn đến mức độ tối đa… Hầu như tổng hợp rất nhuần nhuyễn tính cách quân chủ và dân chủ”.
Tuy nhiên, nếu chỉ xét ở bình diện con người, thì người và cộng đoàn Công Giáo Việt Nam chỉ mới ở mức độ rất bình thường, đôi khi còn kém thua người khác. Nói chung, họ thiếu khí phách hiên ngang so với mẫu người Nho Giáo. Nhưng “điều đáng lưu ý nhất nơi những cá nhân và Cộng đoàn Công Giáo nằm ở chỗ họ đang làm chứng một cách nào đó về một cái gì rất kỳ lạ, nói đúng hơn, về một con người: Đức Giêsu người Na-da-rét, còn gọi là Đức Kitô… Thực ra từ bản chất, không phải chính họ chủ động trong sự làm chứng ấy bằng nỗ lực nêu gương sáng, nhưng chính là Đức Kitô đã dùng họ mà tỏ mình ra cho dù họ là những người rất tầm thường, và đôi khi còn tệ hơn nữa là khác! Nói theo tiếng chuyên môn thần học, người Công Giáo cá nhân cũng như tập thể, đều là 'bí tích của Đức Kitô', là sự hiện diện và tác động của Đức Kitô trong hiện tại và ở nơi này (hic et nunc) chứ không phải họ chỉ loan truyền một tin vui xảy ra trong quá khứ cách 2000 năm về trước ở Thánh Địa xa xôi. Họ gần như là bí tích Thánh Thể vậy! Cũng như lúa mì thuộc hạng tốt hay xấu vậy, bột mì dùng làm bánh Thánh có loại thơm loại không thơm, loại thô, loại mịn, loại trắng, loại hẩm, nhưng khi đã được vị tư tế đọc lời truyền phép dưới tác động của Chúa Thánh Thần đều trở nên Thánh Thể cả, cũng đều có Chúa Kitô hiện diện thực sự…” 
Giáo Hội, vì thế, theo Nguyễn Khắc Dương “chỉ là chứng tích và là dấu chỉ” qua đó, cậu “tiếp cận được với một người đang hiện diện và tác động ‘hic et nunc’: Đức Giêsu Kitô”. Cái Giáo Hội này cũng có nhiều nét tiêu cực, không hẳn “đạo đức tài trí vượt bực! Thế nhưng, cái Giáo Hội này đã "giúp tôi thấy sự hiện diện và tác động của Đức Kitô gần như là còn sống, sống giữa, sống trong Hội Thánh ấy! Và tôi thấy rằng những sai lầm thiếu sót của Hội Thánh, của các Giáo Hoàng, Giám Mục, Linh Mục, Tu Sĩ, Giáo dân suốt 2000 năm lịch sử Tây Phương và gần 100 năm chủ nghĩa thực dân, những sai lầm thiếu sót mà trước đó đã làm cho tôi nghĩ rằng Hội Thánh đã phản ngược lại lý tưởng nguyên thủy của đạo Tin Mừng, thì nay tôi bỗng nhận thấy rằng: Hội Thánh Công Giáo không phải là một cộng đoàn lý tưởng gồm những kẻ tài cao đức trọng, đã thể hiện được một đạo sống theo một giáo thuyết cao siêu thâm thúy gì cả! Hội thánh chỉ là một số người đủ loại, y như số người hành khất tật nguyền dơ bẩn lê lết bên vệ đường, bỗng được gọi vào dự tiệc cưới mà Chúa Giêsu có nhắc đến trong bài dụ ngôn mô tả Nước Trời. Họ được Ngài gọi, được Ngài chọn để sai đi làm chứng và mang sự hiện diện tác động của Ngài theo họ, tất cả do Ngài chứ không phải do giá trị cá nhân của họ gì cả. Borgia đã làm Giáo Hoàng, Richelieu làm Hồng Y. Cauchon làm Giám mục thì nếu có một ông Linh mục Tây nào đó, có thể đã nộp một Linh mục Việt Nam tham gia cách mạng cho mật thám Pháp, thì cũng thường tình. Ở thế kỷ thứ 19, một người Tây Âu mà không có óc thực dân thì phải là bậc Đại Trí, Đại Thánh! Người mà Đức Giêsu chọn là bọn thu thuế sài lang, có khi là đĩ điếm, trộm cướp còn đầy thành kiến, ganh tị, nhỏ nhen, ngớ ngẩn, sai lầm đủ thứ… Thế nhưng, tất cả chỉ làm một việc này: làm chứng về Đức Giêsu, làm cho người ta thấy Đức Giêsu hiện diện và tác động qua họ. Các môn đệ của Đức Giêsu như lời Bernadette ở Lộ Đức “đều là cái chổi cùn Chúa muốn dùng, dùng xong thì xếp xó” hay như chính Tê-rê-sa Hài Đồng nói: “tất cả đều là ngọn bút lông vô giá trị trong tay một nghệ sĩ tài tình!” Và như vậy thì nói hơi quá cho dễ hiểu: chổi càng cùn, bút lông càng xoàng lại càng chứng tỏ có sự hiện diện và tác động của Chúa. Hội thánh Công Giáo không những với tất cả những gì là nhân loại tính tầm thường (lắm lúc còn ghê rợn: như các giàn hỏa thiêu) của nó mà đôi khi xét trên một phương diện nào đó, chính nhờ sự tầm thường ấy mà nó là dấu chỉ, làm chứng cho sự hiện diện và tác động của Chúa Giêsu. Alexandre, César, Hán Cao Tổ, Thành Cát Tư Hãn, Napoléon… các thánh nhân và hiền triết dù vĩ đại đến đâu, đều là những người đã chết; còn Giêsu người Na-da-rét thì đang sống vì đang hiện diện và tác động. Hội thánh Công Giáo cũng chỉ là nhóm người đủ loại như bất cứ nhóm người nào, chỉ khác ở chỗ là cho thấy được Đức Giêsu đang còn sống, hoạt động giữa trần gian mọi ngày, mọi giây, mọi phút, ở mọi nơi và sẽ như vậy cho đến tận thế”. 

Nguyễn Khắc Dương xác tín rằng: không thể tách Giáo Hội khỏi Chúa Giêsu, như tách rời một tổ chức với người sáng lập ra nó. Vì “không có Thầy các con chẳng làm nên trò trống gì”.
Sưu Tầm Tại ViệtCatholic News
Vũ Văn An 11/01/2014

Lời và Hành Động

SUY NIỆM LỜI CHÚA
Thứ Năm 23/01/2014 sau CN II Thường Niên
Bài đọc: 1 Sm 18, 6-9 ; 19, 1-7
Ngày ấy, khi ông Đa-vít hạ được tên Phi-li-tinh trở về, thì phụ nữ từ hết mọi thành của Ít-ra-en kéo ra, ca hát múa nhảy, đón vua Sa-un, với trống con, với tiếng reo mừng và tiếng não bạt. Phụ nữ vui đùa ca hát rằng: “Vua Sa-un hạ được hàng ngàn, ông Đa-vít hàng vạn.” Vua Sa-un giận lắm, và bực mình vì lời ấy. Vua nói: “Người ta cho Đa-vít hàng vạn, còn ta thì họ cho hàng ngàn. Nó chỉ còn thiếu ngôi vua nữa thôi!” Từ ngày đó về sau, vua Sa-un nhìn Đa-vít với con mắt ghen tị. Vua Sa-un nói với ông Giô-na-than, con vua, và với toàn thể triều thần về ý định giết ông Đa-vít. Nhưng ông Giô-na-than, con vua Sa-un, lại rất có cảm tình với ông Đa-vít. Ông Giô-na-than báo cho ông Đa-vít rằng: “Vua Sa-un, cha tôi, đang tìm cách giết anh. Vậy sáng mai anh hãy coi chừng, hãy ở nơi kín đáo và ẩn mình đi. Phần tôi, tôi sẽ đi ra, sẽ đứng cạnh cha tôi trong cánh đồng, nơi anh đang trốn, tôi sẽ nói với cha tôi về anh. Thấy thế nào, tôi sẽ báo cho anh.” Ông Giô-na-than gặp vua Sa-un, cha mình, và nói tốt cho ông Đa-vít. Ông nói với vua: “Xin đức vua đừng phạm tội hại tôi tớ ngài là Đa-vít, vì anh ấy đã không phạm tội hại ngài, và các hành động của anh là điều rất lợi cho ngài. Anh đã liều mạng hạ tên Phi-li-tinh, và Đức Chúa đã thắng lớn để bảo vệ toàn thể Ít-ra-en. Ngài đã thấy và đã vui mừng. Vậy sao ngài lại phạm tội đổ máu vô tội, mà vô cớ giết Đa-vít?” Vua Sa-un nghe theo lời ông Giô-na-than, vua thề rằng: “Có Đức Chúa hằng sống, ta thề: nó sẽ không bị giết.” Ông Giô-na-than gọi ông Đa-vít đến và thuật lại tất cả những điều ấy; rồi dẫn ông Đa-vít đến với vua Sa-un, và ông Đa-vít lại phục vụ vua như trước.
Tin Mừng: Mc 3, 7-12
Khi ấy, Đức Giê-su cùng với các môn đệ lui về phía Biển Hồ. Từ miền Ga-li-lê, người ta lũ lượt đi theo Người. Và từ miền Giu-đê, từ Giê-ru-sa-lem, từ xứ I-đu-mê, từ vùng bên kia sông Gio-đan và vùng phụ cận hai thành Tia và Xi-đôn, người ta lũ lượt đến với Người, vì nghe biết những gì Người đã làm. Người đã bảo các môn đệ dành sẵn cho Người một chiếc thuyền nhỏ, để khỏi bị đám đông chen lấn. Quả thế, Người đã chữa lành nhiều bệnh nhân, khiến tất cả những ai có bệnh cũng đổ xô đến để sờ vào Người. Còn các thần ô uế, hễ thấy Đức Giê-su, thì phủ phục trước mặt Người và kêu lên: “Ông là Con Thiên Chúa!” Nhưng Người cấm ngặt chúng không được tiết lộ Người là ai.
SUY NIỆM:
Hôm qua Chúa Giêsu đã làm những việc ngược lại lề luật là chữa lành một người bị bại liệt. Cho đến lúc này. Chúa Giêsu được biết đến như là một thầy lang có khả năng chữa lành bệnh tật và là một nhà giáo thông thái. Nhiều người từ các vùng miền tìm đến Ngài. Lời của Ngài đã đi ra xa khỏi Ga-li-lê và Giu-đê-a. Ngay cả những người Do Thái ở Giê-ru-sa-lem cũng bắt đầu tìm kiếm Người và thần ô ếu phải thốt lên “Ông là con Thiên Chúa”.
Giờ đây là thời gian chúng ta cũng dừng lại để xem xét chúng ta biết được bao nhiêu về Chúa Giêsu và biết Ngài như thế nào? Chúng ta có thể có kiến thức về Ngài qua những thước phim hay hình ảnh. Khi chúng ta giữ những hình ảnh này, chúng ta có thể đánh mất hình ảnh một con người của Lời và sự rao giảng.
Đức tin của chúng ta sẽ có ý nghĩa hơn khi chúng ta nhìn vào Ngài là một con người lịch sử hơn là một Thiên Chúa làm Người. Chúng ta nhìn vào con người thật, bởi vì đó là cuộc đời của Ngài và những lời dạy dỗ đã đưa nhiều người đến với Ngài. Bởi vì Ngài hoàn toàn là con người trong thân phận con người, chúng ta dễ dàng đến gần và đặt niềm hy vọng vào Ngài.
Chúng ta ở đây bởi vì chúng ta giống như những người từ Idumea hay là Tyre hoặc Si-đon. Chúng ta muốn biết Chúa Giêsu như những người này. Ngài ao ước mang chúng ta về một gia đình mới, nơi không chỉ chào đón hết mọi người mà còn đối xử từng người với sự trân trọng. Ngài muốn chúng ta quan tâm đến nhau bằng tấm lòng. Ngài muốn chúng ta sống trong thế giới nơi chúng ta có thể để lại dấu ấn: “Nhìn xem họ đã yêu thương nhau như thế nào.
Đến với Chúa Giêsu. Hãy lãng phí thời gian với Ngài. Đừng ép buộc giờ cầu nguyện của chúng ta như là một công việc. Cầu nguyện không phải là trị liệu. Cầu nguyện là ngồi cạnh bên người bạn trong sự thinh lạng. Hãy là chính là bạn với người bạn muốn bên cạnh.

Bạn làm được điều này không?

Chọn Lựa

SUY NIỆM LỜI CHÚA
Thứ Tư 22/01/2014 sau CN II Thường Niên
Bài đọc: 1 Sm 17, 32-33. 37. 40-51
Ngày ấy, Đa-vít được dẫn đến gặp vua Sa-un và nói với vua Sa-un rằng: “Đừng ai ngã lòng vì tên Phi-li-tinh Go-li-át. Tôi tớ ngài đây sẽ đi chiến đấu với nó.” Vua Sa-un nói với Đa-vít: “Con không thể đến với tên Phi-li-tinh ấy để chiến đấu với nó, vì con chỉ là một đứa trẻ, còn nó, từ khi còn trẻ, đã là một chiến binh.” Đa-vít nói: “Đức Chúa là Đấng đã cứu con khỏi vuốt sư tử và vuốt gấu, chính Người sẽ cứu con khỏi tay tên Phi-li-tinh này.” Vua Sa-un nói với Đa-vít: “Thế thì con hãy đi, xin Đức Chúa ở với con!” Cậu cầm gậy trong tay, chọn lấy năm hòn đá cuội dưới suối, bỏ vào túi chăn chiên, vào bị của cậu, rồi tay cầm dây phóng đá, cậu tiến về phía tên Phi-li-tinh. Tên Phi-li-tinh từ từ tiến lại gần Đa-vít, đi trước mặt nó là người mang thuẫn. Tên Phi-li-tinh nhìn, và khi thấy Đa-vít, nó khinh dể cậu, vì cậu còn trẻ, có mái tóc hung và đẹp trai. Tên Phi-li-tinh nói với Đa-vít: “Tao là chó hay sao mà mầy cầm gậy đến với tao?” Và tên Phi-li-tinh lấy tên các thần của mình mà nguyền rủa Đa-vít. Tên Phi-li-tinh nói với Đa-vít: “Đến đây với tao, tao sẽ đem thịt mày làm mồi cho chim trời và dã thú.” Đa-vít bảo tên Phi-li-tinh: “Mày mang gươm, mang giáo, cầm lao mà đến với tao. Còn tao, tao đến với mày nhân danh Đức Chúa các đạo binh là Thiên Chúa các hàng ngũ Ít-ra-en mà mày thách thức. Ngay hôm nay Đức Chúa sẽ nộp mày vào tay tao, tao sẽ hạ mày và làm cho đầu mày lìa khỏi thân. Ngay hôm nay tao sẽ đem xác chết của quân đội Phi-li-tinh làm mồi cho chim trời và dã thú. Toàn cõi đất sẽ biết rằng có một Thiên Chúa che chở Ít-ra-en, và toàn thể đại hội này sẽ biết rằng không phải nhờ gươm, nhờ giáo mà Đức Chúa ban chiến thắng, vì chiến đấu là việc của Đức Chúa, và Người sẽ trao chúng mày vào tay chúng tao!” Khi tên Phi-li-tinh bắt đầu xông lên và đến gần để đương đầu với Đa-vít, thì từ trận tuyến Đa-vít vội vàng chạy ra đương đầu với tên Phi-li-tinh. Đa-vít thọc tay vào bị, rút từ đó ra một hòn đá, rồi dùng dây phóng mà ném trúng vào trán tên Phi-li-tinh. Hòn đá cắm sâu vào trán, khiến nó ngã sấp mặt xuống đất. Thế là Đa-vít thắng tên Phi-li-tinh nhờ dây phóng và hòn đá. Cậu hạ tên Phi-li-tinh và giết nó. Nhưng trong tay Đa-vít không có gươm.  Đa-vít chạy lại, đứng trên xác tên Phi-li-tinh, lấy gươm của nó, rút khỏi bao, kết liễu đời nó và dùng gươm chặt đầu nó. Người Phi-li-tinh thấy người hùng của mình đã chết thì chạy trốn.
Tin Mừng: Mc 3, 1-6
Khi ấy, Đức Giê-su lại vào hội đường. Ở đó có một người bị bại tay. Họ rình xem Đức Giê-su có chữa người ấy trong ngày sa-bát không, để tố cáo Người. Đức Giê-su bảo người bại tay: “Anh đứng dậy, ra giữa đây!” Rồi Người nói với họ: “Ngày sa-bát, được phép làm điều lành hay điều dữ, cứu mạng người hay giết người?” Nhưng họ làm thinh. Đức Giê-su giận dữ rảo mắt nhìn họ, buồn bực vì lòng họ chai đá. Người bảo anh bại tay: “Anh giơ tay ra!” Người ấy giơ ra, và tay liền trở lại bình thường. Ra khỏi đó, nhóm Pha-ri-sêu lập tức bàn tính với phe Hê-rô-đê, để tìm cách giết Đức Giê-su.
SUY NIỆM:
Chúa Giêsu có hai sự chọn lựa khi Ngài thấy một người đàn ông bị liệt cánh tay trong đền thờ. Sự chọn lựa đầu tiên là đơn giản làm ngơ người đàn ông bệnh tật này, bởi vì đây là ngày Sa-bát. Sự chọn lựa thứ hai là chữa lành ông ta cũng đồng nghĩa với việc làm ngơ luật cấm ngày Sa-bát.
Một cách rõ ràng, Chúa Giêsu chọn chữa lành người đàn ông này và không để mình bị ngăn trở bởi luật ngày Sa-bát. Đối với Chúa Giêsu, chữa lành một con người đau khổ quan trọng hơn lề luật Sa-bát. Đó là sứ vụ.
Chúng ta trên hành trình cuộc đời, đối diện với những sự chọn lựa trong cuộc đời là điều ai cũng phải trải qua. Có thể là chọn lựa giữa điều thiện và điều dữ, giữa trung tín với lời thề hứa hôn nhân và cám dỗ thỏa mãn xác thịt. Và còn nhiều sự chọn lựa khác. Vậy chúng ta hãy ý thức và nhắc nhở mình biết chọn lựa điều lành.
Thật vậy, khi chúng ta chọn lựa điều lành, chúng ta đang đi trên con đường của Thiên Chúa. Tuy nhiên, nếu chúng ta chọn điều dữ, chúng ta đang hành trình trên con đường của ma quỷ. Nhưng tại sao chúng ta biết mà vẫn chọn đi trên con đường của sự dữ? Bởi vì chúng ta cho phép mình bị lừa gạt bởi những sự hấp dẫn của vẻ bề ngoài.

Đừng bao giờ đánh bạc với những sự chọn lựa trong cuộc sống. Hãy luôn tỉnh thức để chọn lựa con đường mình đi.

Lòng Nhân Hậu Của Tôi

SUY NIỆM LỜI CHÚA
Thứ Hai 21/01/2014 sau Chúa Nhật II Thường Niên

Bài đọc: 1 Sm 16, 1-13
Hồi đó, Đức Chúa phán với ông Sa-mu-en: “Ngươi còn khóc thương Sa-un cho đến bao giờ, khi ta đã gạt bỏ nó, không cho làm vua cai trị Ít-ra-en nữa? Ngươi hãy lấy dầu đổ đầy sừng và lên đường. Ta sai ngươi đến gặp Gie-sê người Bê-lem, vì Ta đã thấy trong các con trai nó một người Ta muốn đặt làm vua.” Ông Sa-mu-en thưa: “Con đi thế nào được? Vua Sa-un mà nghe biết thì vua sẽ giết con!” Đức Chúa phán: “Ngươi hãy đem theo một con bò cái tơ và hãy nói: ‘Tôi tới đây là để dâng hy lễ lên Đức Chúa.’ Ngươi sẽ mời Gie-sê đến dự hy lễ ; phần Ta, Ta sẽ cho ngươi biết điều ngươi phải làm, và ngươi sẽ xức dầu tấn phong cho Ta kẻ Ta sẽ nói cho ngươi hay.” Ông Sa-mu-en làm điều Đức Chúa đã phán ; ông đến Bê-lem và các kỳ mục trong thành run sợ ra đón ông. Họ nói: “Ông đến có phải là để đem bình an không?” Ông trả lời: “Bình an! Tôi tới đây là để dâng hy lễ lên Đức Chúa. Các ông hãy thanh tẩy mình và đến dự hy lễ với tôi.” Ông thanh tẩy ông Gie-sê và các con trai ông ấy và mời họ đến dự hy lễ. Khi họ đến, ông thấy Ê-li-áp, ông nghĩ: “Đúng rồi! Người Đức Chúa xức dầu tấn phong đang ở trước mặt Đức Chúa đây!” Nhưng Đức Chúa phán với ông Sa-mu-en: “Đừng xét theo hình dáng và vóc người cao lớn của nó, vì Ta đã gạt bỏ nó. Thiên Chúa không nhìn theo kiểu người phàm: người phàm chỉ thấy điều mắt thấy, còn Đức Chúa thì thấy tận đáy lòng.” Ông Gie-sê gọi A-vi-na-đáp và cho cậu đi qua trước mặt Sa-mu-en, nhưng ông Sa-mu-en nói: “Cả người này, Đức Chúa cũng không chọn.” Ông Gie-sê cho Sa-ma đi qua, nhưng ông Sa-mu-en nói: “Cả người này, Đức Chúa cũng không chọn.” Ông Gie-sê cho bảy người con trai đi qua trước mặt ông Sa-mu-en, nhưng ông Sa-mu-en nói với ông Gie-sê: “Đức Chúa không chọn những người này.” Rồi ông lại hỏi ông Gie-sê: “Các con ông có mặt đầy đủ chưa?” Ông Gie-sê trả lời: “Còn cháu út nữa, nó đang chăn chiên.” Ông Sa-mu-en liền nói với ông Gie-sê: “Xin ông cho người đi tìm nó về, chúng ta sẽ không nhập tiệc trước khi nó tới đây.” Ông Gie-sê cho người đi đón cậu về. Cậu có mái tóc hung, đôi mắt đẹp và khuôn mặt xinh xắn. Đức Chúa phán với ông Sa-mu-en: “Đứng dậy, xức dầu tấn phong nó đi! Chính nó đó!” Ông Sa-mu-en cầm lấy sừng dầu và xức cho cậu, ở giữa các anh của cậu. Thần khí Đức Chúa nhập vào Đa-vít từ ngày đó trở đi. Ông Sa-mu-en đứng dậy và đi Ra-ma.
Tin Mừng: Mc 2, 23-28
Vào một ngày sa-bát, Đức Giê-su đi băng qua cánh đồng lúa. Dọc đường, các môn đệ bắt đầu bứt lúa. Người Pha-ri-sêu liền nói với Đức Giê-su: “Ông coi, ngày sa-bát mà họ làm gì kia? Điều ấy đâu được phép!” Người đáp: “Các ông chưa bao giờ đọc trong Sách sao? Ông Đa-vít đã làm gì, khi ông và thuộc hạ bị thiếu thốn và đói bụng? Dưới thời thượng tế A-bi-a-tha, ông vào nhà Thiên Chúa, ăn bánh tiến, rồi còn cho cả thuộc hạ ăn nữa. Thứ bánh này không ai được phép ăn ngoại trừ tư tế.” Người nói tiếp: “Ngày sa-bát được tạo ra cho loài người, chứ không phải loài người cho ngày sa-bát. Bởi đó, Con Người làm chủ luôn cả ngày sa-bát.”
SUY NIỆM:
Chúng ta sẽ đứng về phía nào nếu phải chọn lựa hoặc là sống theo lề luật hoặc là lề luật cần đến con người? Chúa Giêsu cho chúng ta một sự chọn lựa rõ ràng. Đối với Ngài, con người làm chủ lề luật. Ngài cũng chỉ ra gương Đa-vít đã vi phạm ngày Sa-bat khi đói.
Luật lệ được tạo ra để lập lại trật tự và để ngăn chặn những rối loạn. Nhưng không phải thực hiện luật lệ một cách cứng nhắc, nếu những nhu cầu khẩn thiết của con người cần được quan tâm trước tiên.
Chúa Giêsu là một Thiên Chúa đầy lòng nhân hậu. Ngài không quan tâm chúng ta có vi phạm luật lệ hay không. Ngài chỉ quan tâm điều chúng ta làm là đúng lương tâm và trách nhiệm. Nếu Chúa Giêsu đầy lòng nhân hậu, thì chúng ta là con cái Ngài, chúng ta cũng được mời gọi mở rộng tâm hồn và trở nên nhân hậu như Ngài.

Chúng ta có thể trở nên giống Ngài không? 

January 19, 2014

Ăn Chay Theo Lối Chúa Giêsu

SUY NIỆM LỜI CHÚA
Thứ Hai 20/01/2014 sau CN II Thường Niên
Bài đọc: 1 Sm 15, 16-23
Trong những ngày ấy, ông Sa-mu-en nói với vua Sa-un: “Thôi! Tôi sẽ báo cho ngài biết điều Đức Chúa đã phán với tôi đêm qua.” Vua Sa-un bảo: “Xin ông cứ nói.” Ông Sa-mu-en nói: “Dù ngài tự coi mình là nhỏ bé, ngài chẳng phải là đầu của các chi tộc Ít-ra-en sao? Đức Chúa đã xức dầu phong ngài làm vua cai trị Ít-ra-en. Đức Chúa đã sai ngài lên đường và phán: ‘Hãy đi, ngươi phải tru hiến quân tội lỗi là bọn A-ma-lếch ấy, và phải giao chiến với chúng cho đến khi tận diệt chúng.’ Tại sao ngài đã không nghe theo tiếng Đức Chúa? Tại sao ngài đã xông vào lấy chiến lợi phẩm và làm điều dữ trái mắt Đức Chúa?” Vua Sa-un nói với ông Sa-mu-en: “Tôi đã nghe theo tiếng Đức Chúa. Tôi đã đi theo con đường Đức Chúa sai tôi đi. Tôi đã đưa A-gác, vua A-ma-lếch về, và đã tru hiến A-ma-lếch. Trong số chiến lợi phẩm là chiên dê và bò, trong số những vật bị tru hiến, dân đã lấy những con tốt nhất để làm hy lễ dâng Đức Chúa, Thiên Chúa của ông, tại Ghin-gan.” Ông Sa-mu-en nói “Đức Chúa có ưa thích các lễ toàn thiêu và hy lễ như ưa thích người ta vâng lời Đức Chúa không? Này, vâng phục thì tốt hơn là dâng hy lễ, lắng nghe thì tốt hơn là dâng mỡ cừu.  Phản nghịch cũng có tội như bói toán, ngoan cố là tội ác giống như thờ ngẫu tượng. Bởi vì ngài đã gạt bỏ lời của Đức Chúa, nên Người đã gạt bỏ ngài, không cho làm vua nữa.”
Tin Mừng: Mc 2, 18-22
Khi ấy, các môn đệ ông Gio-an và các người Pha-ri-sêu đang ăn chay; có người đến hỏi Đức Giê-su: “Tại sao các môn đệ ông Gio-an và các môn đệ người Pha-ri-sêu ăn chay, mà môn đệ ông lại không ăn chay?” Đức Giê-su trả lời: “Chẳng lẽ khách dự tiệc cưới lại có thể ăn chay, khi chàng rể còn ở với họ? Bao lâu chàng rể còn ở với họ, họ không thể ăn chay được. Nhưng khi tới ngày chàng rể bị đem đi khỏi họ, bấy giờ họ mới ăn chay trong ngày đó. Chẳng ai lấy vải mới vá áo cũ, vì như vậy, miếng vá mới sẽ kéo vải cũ, khiến chỗ rách lại càng rách thêm. Cũng không ai đổ rượu mới vào bầu da cũ, vì như vậy, rượu sẽ làm nứt bầu, thế là rượu cũng mất mà bầu cũng hư. Nhưng rượu mới, bầu cũng phải mới!”
SUY NIỆM:
Một người Công Giáo mới quay trở về đã nói rằng cuộc đời của ông không bao giờ còn giống như trước nữa từ khi ông có mối tương quan mật thiết với Chúa Giêsu. Ông ta nói rằng từ khi ông gặp gỡ được Thiên Chúa, ông luôn sống vui tươi. Và ngày cả có nhiều vấn đề như muốn rối tung lên, ông vẫn luôn tin tưởng rằng những vấn đề này không thể làm hỏng một ngày của ông. Lý do của niềm vui và hạnh phúc ông có là ông được nạp một nguồn năng lượng đức tin mới trong Chua Giêsu.
Ăn chay trong Tin Mừng hôm nay được nối kết với sự hy sinh và quên mình mà không có gì là xấu xa. Bởi vì những hy sinh này tăng thêm sức mạnh cho người biết lệ thuộc vào Thiên Chúa. Nhưng vẫn còn điều vĩ đại hơn sự ăn chay, đó là Chúa Giêsu. Nếu Chúa Giêsu trong chúng ta, chúng ta không cần phải ăn chay hình thức. Bởi vì Chúa Giêsu sẽ dạy chúng ta ăn chay mà không cần ai biết đến.

Những môn đệ của Gioan và Pharisêu trong Tin Mừng đã chạy theo hình thức, ăn chay để mọi người biết. Nhưng Chúa Giêsu chẳng ưa thích lối ăn chay này. Do đó, nếu chúng ta ăn chay theo cách Chúa Giêsu dạy là chúng ta đang học cách đổ rượu mới vào bầu da mới.

Ơn Cứu Độ

SUY NIỆM LỜI CHÚA
Chúa Nhật II Thường Niên 19/01/2014
Bài đọc 1: Is 49, 3. 5-6
Đức Chúa đã phán cùng tôi: “Hỡi Ít-ra-en, ngươi là tôi trung của Ta. Ta sẽ dùng ngươi để biểu lộ vinh quang.” Giờ đây Đức Chúa lại lên tiếng. Người là Đấng nhào nặn ra tôi từ khi tôi còn trong lòng mẹ để tôi trở thành người tôi trung, đem nhà Gia-cóp về cho Người và quy tụ dân Ít-ra-en chung quanh Người. Thế nên tôi được Đức Chúa trân trọng, và Thiên Chúa tôi thờ là sức mạnh của tôi. Người phán: “Nếu ngươi chỉ là tôi trung của Ta để tái lập các chi tộc Gia-cóp, để dẫn đưa các người Ít-ra-en sống sót trở về, thì vẫn còn quá ít. Vì vậy, này Ta đặt ngươi làm ánh sáng muôn dân, để ngươi đem ơn cứu độ của Ta đến tận cùng cõi đất.”
Bài đọc 2: 1 Cr 1, 1-3
Tôi là Phao-lô, bởi ý Thiên Chúa được gọi làm Tông Đồ của Đức Ki-tô Giê-su, và ông Xốt-thê-nê là người anh em của chúng tôi, kính gửi Hội Thánh của Thiên Chúa ở Cô-rin-tô, những người đã được hiến thánh trong Đức Ki-tô Giê-su, được kêu gọi làm dân thánh, cùng với tất cả những ai ở bất cứ nơi nào kêu cầu danh Chúa của chúng ta, Đức Giê-su Ki-tô, là Chúa của họ và của chúng ta. Xin Thiên Chúa là Cha chúng ta, và xin Chúa Giê-su Ki-tô ban cho anh em ân sủng và bình an.
Tin Mừng: Ga 1, 29-34        
Khi ấy, ông Gio-an thấy Đức Giê-su tiến về phía mình, liền nói: “Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xoá bỏ tội trần gian. Chính Người là Đấng tôi đã nói tới khi bảo rằng: Có người đến sau tôi, nhưng trổi hơn tôi, vì có trước tôi. Tôi đã không biết Người, nhưng tôi đến làm phép rửa trong nước để Người được tỏ ra cho dân Ít-ra-en.” Ông Gio-an còn làm chứng: “Tôi đã thấy Thần Khí tựa chim bồ câu từ trời xuống và ngự trên Người. Tôi đã không biết Người. Nhưng chính Đấng sai tôi đi làm phép rửa trong nước đã bảo tôi: “Ngươi thấy Thần Khí xuống và ngự trên ai, thì người đó chính là Đấng làm phép rửa trong Thánh Thần.” Tôi đã thấy, nên xin chứng thực rằng Người là Đấng Thiên Chúa tuyển chọn.”
SUY NIỆM:

Bài đọc 1 lấy từ Isiah nói về người tôi trung sẽ là ánh sáng muôn dân và mang ơn cứu độ đến cho mọi người. Trong bài Tin Mừng hôm nay, Gioan Tẩy Giả chỉ cho chúng ta thấy chiên hiến tế sẽ mang lại ơn cứu độ. Vậy đâu là ơn cứu độ? Tại sao chúng ta cần một con chiên hiến tế để đạt được sự hoàn thiện? Nhân loại đau khổ từ sự trống rỗng nội tâm, sự khủng hoảng mà đang khao khát có được một hướng ra. Như dân Israel đã có sự chọn lựa hoặc là bị hủy diệt hoặc là bôi máu chiên lên cửa trong ngày lễ vượt qua. Vì vậy, chúng ta cũng đối diện với sự hủy diệt nếu chúng ta không quay trở về. Mỗi ngày chúng ta đối diện hủy diệt mà tồn tại trong con người chúng ta. Đây là điều tách rời chúng tar a khỏi Thiên Chúa. Chúng ta có thể đạt được ơn cứu độ bằng cách cải thiện cấu trúc xã hội của chúng ta? Hay bằng việc tích lũy thêm nhiều tài sản? Không! Chúng ta càng tìm kiếm cứu rỗi mình bởi những vật chất bên ngoài, chúng ta càng ý thức hơn thẳm sâu tâm hồn đang có điều gì đó cắn rứt chúng ta. Điều căn bản nhất làm chúng ta khủng hoảng là chúng ta tách mình ra khỏi Thiên Chúa vì tội lỗi. Đó là vì sao sự cứu độ tồn tại trong một con người – Con Thiên Chúa – Người đã yêu thương chúng ta vô điều kiện và đền bù tội lỗi cho chúng ta bằng chính mạng sống của Ngài. 

January 18, 2014

Đi Tìm Giáo Hội - Phần I

Nhiều người thích đọc lời mô tả hết sức cổ điển về Giáo Hội trong cuốn tiểu thuyết của Myles Connolly, viết năm 1951, đã hơn 60 năm qua, tựa là Dan England and the Noonday Devil. Lời mô tả này nhắc ta nhớ rằng Giáo Hội không phải là một định chế mà là một Thân Thể, là Chúa Kitô. Xin nhường lời cho Myles Connolly:
       

      Với tôi, Giáo Hội là tất cả những điều quan trọng ở khắp mọi nơi. Giáo Hội là thẩm quyền và hướng dẫn. Giáo Hội là hy vọng và bảo đảm. Giáo Hội là Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Giáo Hội là Đức Bà và Thánh Giuse. Giáo Hội là Thánh Phêrô và Đức Piô XII. Giáo Hội là giám mục và cha xứ. Giáo Hội là giáo lý và là mẹ đang cúi xuống nôi dạy ta đọc kinh tối. Giáo Hội là nhà thờ chính tòa thành Chartres và là túp lều với thánh giá trên nóc ở Ulithi. Giáo Hội là các tử đạo tại Colosseum và các tử đạo tại Uganda, các tử đạo tại Tyburn và các tử đạo tại Nagasaki. Giáo Hội là vị nữ tu già và cô dự tu mắt đầy tha thiết. Giáo Hội là gương mặt rạng rỡ của vị tân linh mục dâng thánh lễ mở tay, và là cậu bé giúp lễ ngái ngủ để lộ đôi giầy trắng chơi quần vợt đã cũ mèm dưới chiếc áo giúp lễ đen… 
       Giáo Hội là đỉnh tháp nhọn thoáng thấy từ cửa sổ xe lửa và là nhà thờ thu nhỏ hình thánh giá nhìn xa từ trên cao máy bay nhìn xuống. Giáo Hội là Thánh Lễ 6 giờ sáng với một nhúm thánh nhân vô danh tại chấn song rước lễ trong bóng tối mờ nhạt và là Thánh Lễ đại trào với đám đông vĩ đại và vẻ huy hoàng sáng lạn tại Nhà Thờ Thánh Phêrô… Giáo Hội là Ca Đoàn Nhà Nguyện Sistine và là đoàn rước kiệu Tháng Năm của trẻ em Trung Quốc miệng hát Lạy Nữ Vương Thiên Đàng ở Bắc Kinh.
       Giáo Hội là tu sĩ Carthusian trẻ trung tại Monte Allegro và là tu sĩ Dòng Tên đang dạy nhận thức luận ở Tokyo. Giáo Hội là linh mục gốc Scheutveld của Bỉ đang chiến đấu chống bệnh ngủ tại Congo và là tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế đang tranh đấu chống thành kiến tại Vermont. Giáo Hội là tu sĩ Biển Đức, Augustinh, Thương Khó, Đa Minh, Phanxicô. Giáo Hội là mọi tu sĩ và đặc biệt Dòng Các Cha Xứ vĩ đại nhưng vô danh.
      Giáo Hội là Nữ Tu Cát Minh đang đốt những ngọn nến cho buổi kinh chiều trong cái giá lạnh thê lương của Iceland và là Nữ Tu Đức Bà Namur đang may những chiếc khăn trùm Rước Lễ Lần Đầu tại Kwango. Giáo Hội là Nữ Tu Vincentian đang chăm sóc một người Da Đen Baptist sắp chết vì ung thư tại Alabama và là Nữ Tu Maryknoll đang đối diện với một ủy viên Cộng Sản tại Manchuria. Giáo Hội là Nữ Tu Dòng Trắng đang dạy những người Ả Rập nghề làm thảm tại Sahara và là Nữ Tu Chúa Chiên Lành tại St Louis đang cung cấp nơi ẩn náu cho một đứa trẻ bị bỏ rơi, một mái ấm cho con chiên lạc. Giáo Hội là Nữ Tiểu Muội của Người Nghèo đang thoa thuốc mỡ cho những vết lở loét của một ông già bị bỏ rơi ở Marseilles, là Nữ Tu Áo Xám đang phục vụ những người cùng khốn tại Haiti, là Nữ Tu Thánh Thể đang giúp một thanh niên Da Đen làm thơ tại New Orleans. Giáo Hội là Nữ Tu Bác Ái… Giáo Hội là tất cả các Nữ Tu khắp nơi. 
       Giáo Hội là người đàn bà nhăn nheo đang giữ cho tươi mát những bó hoa trước bàn thờ Đức Mẹ và là người nữ giáo lý viên trẻ đang dạy các tân tòng đi chân đất tại những đồi núi xa xôi. Giáo Hội là thiếu nữ đang từ bỏ cuộc chơi bài để lái các Nữ Tu tới trại giam và nhà người nghèo, và là người đàn bà tới từng cửa xin giúp đỡ các trẻ mồ côi. Giáo Hội là bà mẹ hãnh diện của vị linh mục và là bà mẹ đứt ruột đứt gan của tội nhân. Giáo Hội là tất cả các bà mẹ và bà chị bà em đang khóc, đang đau, và đang cầu nguyện để những người con trai,người anh, người em trai duy trì được đức tin.
      ….Giáo Hội là những bài giảng xấu và những bài giảng tốt, những ơn gọi giả và những ơn gọi thật. Giáo Hội là người thanh niên cao lớn đi Đàng Thánh Giá mỗi chiều và là người cha của mười đứa con đang đẩy xe đưa đứa con bệnh đi Lễ sáng Chúa Nhật tại Bệnh Viện Quận.
      Giáo Hội là Thánh Martin và Thánh Martin de Porrès, Thánh Augustinô và Thánh Phocas, Thánh Grêgôriô Cả và Thánh Grêgôriô Thaumaturgus, Thánh Ambrôsiô và Charles de Foucault, Thánh Inhaxiô Tử Đạo, Thánh Thomas More và Thánh Barnaba. Giáo Hội là Thánh Têrêxa và Thánh Philomena, Gioan thành Arc và Thánh Winefride, Thánh Annê và Thánh Maria Euphrasia. Giáo Hội là mọi các thánh, xưa và nay, được nêu danh và không được nêu danh, và mọi kẻ tội lỗi.
     Giáo Hội là tiếng bật ca Sáng Danh vào Thứ Bẩy Tuần Thánh và là hang đá tù mù trong Thánh Lễ hừng đông vào Lễ Giáng Sinh. Giáo Hội là phẩm phục mầu hồng của Chúa Nhật Laetare (Hãy Vui Lên) và là chiếc áo khoác làm việc mầu lam của linh mục đang làm việc với các lao công tại một hầm mỏ ở vùng Ruhr. 
       Giáo Hội là những đôi giầy mới bóng loáng và các khuôn mặt đầy tôn kính của cô dâu và chú rể Tháng Sáu đang qùy trước bàn thờ phủ hoa trắng trong Thánh Lễ Hôn Phối, và là người mẹ trẻ tái nhợt, bối rối tại giếng rửa tội, vì niềm vui của bà trộn lẫn với nỗi lo âu khi thấy đứa con đầu lòng khóc lời phản đối nước rửa tội. Giáo Hội là hàng nối đuôi dài, mờ ảo, nhấp nhô các hối nhân đang đứng chờ ngoài tòa giải tội lúc chạng vạng của một buổi chiều mùa đông, mỗi người đều cách biệt và cô đơn một cách long trọng với các tội lỗi của riêng mình, và là hình ảnh đang khom lưng của một linh mục in bóng lên các chiếc đèn chiếu của xe cảnh sát trên xa lộ tối đen khi ngài đọc những lời kinh cuối cùng trên thân xác tan nát đang nằm trên vỉa hè bên cạnh chiếc xe bẹp dúm. 

        Giáo Hội là Kinh Magnificat và là kinh tạ ơn đọc trước các bữa ăn. Giáo Hội là cuốn sách lễ nhầu nát và là bức tượng sứt mẻ của Thánh Antôn, là chiếc hộp thu tiền cho người nghèo và là chiếc chuông nhà thờ đã nứt nẻ. Giáo Hội là Chiếc Cửa qua đó tôi bước vào đức tin và là Chiếc Cửa qua đó, nếu Chúa muốn, tôi sẽ ra đi về miền vĩnh cửu.
                                             
                              Sưu Tầm tại VietCatholic News
                                        Vũ Văn An 11/01/2014
                                     

January 17, 2014

Nếu Là Con Trai ...

Nếu là con trai mình sẽ đi tu Dòng Tên, để được hiểu thêm về Chúa như những người Dòng Tên và được cảm nghiệm về Chúa sâu sắc hơn. 
Là con gái của núi rừng Tây Nguyên, cô yêu thiên nhiên, yêu rừng núi và yêu gia đình mình thật nhiều. Đây là nơi mang lại cho cô niềm hạnh phúc và bình an với sự dạy dỗ của bố, ân cần chăm sóc của mẹ, vui đùa tinh nghịch của các em. Nhưng vì ước mơ của bố mẹ, cô để lại phía sau những niềm hạnh phúc đó, rời gia đình tiếp tục việc học trung học và đại học. Cánh cửa cuộc đời mở ra với bao điều kỳ thú.
Bỡ ngỡ xa lạ trong những ngày đầu ở trường nội trú, nhưng lạ dần cũng quen, cô bắt đầu kết bạn với nhiều bạn bè khác từ khắp miền Tây Nguyên. Cũng như các bạn nội trú khác, ngoài chuyên chăm kiến thức, cô được các Dì dạy giáo lý và nhân bản. Nơi đây là môi trường tốt giúp cô trưởng thành trong các mối tương quan và phát triển nhân cách một con người.
Nhưng rồi một lần nữa khoảng cách giữa cô và gia đình trở nên xa hơn. Rời mảnh đất Tây Nguyên khi cánh cửa đại học mở ra, cô về Sài Gòn để theo tiếp chương trình đại học. Học hành vất vả hơn nhưng thú vị cũng không kém. Niềm vui trong các mối quan hệ bạn bè và nhiều khám phá mới trong học tập và cuộc sống giúp cô vơi đi nỗi cô đơn và nhớ nhà. Nơi đất phồn hoa đô hội này, cô ít có cơ hội về thăm gia đình nhưng tham dự thánh lễ và đời sống cầu nguyện trở nên thức ăn thiêng liêng nuôi dưỡng và an ủi tâm hồn cô. Đặc biệt, cô luôn chờ đợi mùa hè đến để được tham gia khóa linh thao do các cha và các thầy Dòng Tên hướng dẫn. Sau mỗi lần linh thao cô cảm nghiệm sâu sắc hơn về người bạn Giêsu qua những trải nghiệm thiêng liêng. Những giờ thinh lặng chiêm niệm về cuộc đời, cô cảm nhận rằng Chúa Giêsu rất thông minh trong các cuộc đối đáp, nhạy bén trước nhu cầu của người nghèo, người bệnh và đầy lòng trắc ẩn. Người là người thầy giáo yêu thương, nhẫn nại trong việc đào luyện các tông đồ (Mc 9,35). Người luôn đầy lòng yêu thương và khao khát trao ban tình thương (Ga 15, 9). Đối với cô, Chúa Giêsu đơn giản là một người bạn rất thân, người cô có thể chia sẻ và tâm sự. Thêm vào đó, Chúa như một người Cha yêu thương, thông hiểu và sẵn sàng giúp đỡ ủi an cô.
Trong những năm đầu đại học cô từng nghĩ: “Nếu là con trai mình sẽ đi tu Dòng Tên, để được hiểu thêm về Chúa như những người Dòng Tên và được cảm nghiệm về Chúa sâu sắc hơn.” Dĩ nhiên đây là suy nghĩ nhất thời của một tâm hồn non dại. Điều đọng lại nhiều trong cô về Chúa Giêsu là lời mời gọi: “Chúa Cha yêu mến Thầy thế nào, Thầy cũng yêu mến anh em như vậy, anh em hãy ở lại trong tình thương của Thầy” ( Ga 15, 9). Cảm nghiệm tình yêu Chúa Cha dành cho Chúa Giêsu cũng là cách mà Chúa yêu con người. Lời mời gọi “anh em hãy ở lại trong tình thương của Thầy” như là lời tỏ tình mà Chúa Giêsu dành cho cô. Chúa thật xa, mà cũng thật gần. Chúa thật xa vì cô không thể nhìn thấy Chúa, nghe giọng nói của Chúa và nắm lấy bàn tay của Chúa như một người bạn vẫn hay ngồi cạnh cô trên giảng đường đại học nhưng Ngài cũng thật gần gũi trong cảm xúc của con tim, trong niềm tin, trong lương tâm và trong lòng mỗi người. Chúa thật gần trong đôi mắt ngây thơ của các em mồ côi, nơi những cụ già ăn xin trên đường phố, nơi những người bất hạnh đang sống trong trung tâm điều dưỡng tâm thần... Có lẽ Chúa đặt vào trái tim yếu đuối của cô lòng trắc ẩn của Ngài để cô tiếp tục thực hiện ước muốn của Ngài chăng? 
Năm cuối của đời sinh viên, cô bắt đầu có tình cảm đặc biệt với một anh bạn thông minh, quyết đoán, thẳng thắn và chân tình. Một người đàn ông có trái tim nhạy cảm, đủ khôn khéo để hiểu và chia sẻ với cô nhiều điều trong học tập và cũng như cuộc sống. Tình bạn này mang lại cho cô niềm vui, sự chia sẻ, đồng cảm, động lực học tập và ý nghĩa sống. Cô luôn tạ ơn Chúa cho tình bạn này. Chính kinh nghiệm được yêu thương này nhắc nhở cô yêu mến món quà Thiên Chúa tạo dựng cô là người nữ, được hiện diện trên đời, mang cá tính riêng, có một trái tim biết yêu... Và đây là cách cô cảm nhận được Chúa yêu cô. Cô thầm nhủ: “thánh ý Chúa sẽ nên trọn vẹn”.
Thánh ý Chúa là gì? Cô ao ước hiểu được chương trình Chúa dành cho cô cách cụ thể. Sau một năm đi làm việc, cô đi linh thao với ý định xin tìm thấy thánh ý Ngài. Cô cảm nhận sống ơn gọi tận hiến là phương cách tốt nhất để đáp đền tình yêu Chúa và biết yêu Chúa nhiều hơn. Chọn lựa này đã mang lại cho cô nhiều hân hoan và bình an cho dù cô vẫn không biết điều gì sẽ xảy đến với mình. Nhưng chính bình an và ân sủng Chúa đã ban cho cô đủ nghị lực để đối mặt với cuộc sống thực tế, công việc, các mối tương quan gia đình, bạn bè và với chính cô. Chỉ với ơn Ngài cô mới đủ can đảm để chọn lựa và từ bỏ những gì cần phải. Từ bỏ là một kinh nghiệm đau đớn, nhưng mang lại cho cô sự tự do trong tình yêu với Chúa Giêsu.
Cô đi tìm hiểu và ở lại với một nhà Dòng.
Sau một thời gian tìm hiểu, cô thấy mình không phù hợp nên rời nhà Dòng trong bình an và chấp nhận. Mặc dù vậy, cô vẫn tin rằng Chúa muốn cô tiếp tục ơn gọi thánh hiến vì tin rằng Ngài có chương trình riêng và sẽ thổ lộ vào đúng thời đúng buổi. Với tất cả niềm xác tín Cô an vui bắt đầu lại cuộc đời. Biến cố này đi, biến cố khác đến. Mất chiếc xe máy mới mua đã thay đổi cách nhìn của cô về cuộc đời. Cô nhận ra rằng mạng sống và vật chất đời này chóng qua. Sự sống linh hồn mới là điều cần thiết nhất. Cô cảm nhận rằng hạnh phúc sẽ trọn vẹn hơn khi sống đúng và sống trọn ơn gọi của mình.
Ước muốn sống ơn gọi thánh hiến và khát khao yêu mến Chúa vẫn thôi thúc cô tìm kiếm. Cô được giới thiệu đến Hội Dòng Nữ Tỳ Thánh Tâm Chúa Giêsu, sống theo linh đạo Thánh Inhaxiô. Đó là điều cô mong ước và tìm kiếm. Cô yêu Đấng sáng lập Dòng ngay từ lúc biết đến Ngài. Ngài đã nên Thánh qua đức khiêm tốn. Cô tìm đến với họ. Cô bị thu hút bởi sự giản dị bình dân của các Sơ. Khi có cơ hội tìm hiểu thêm về nhà Dòng, cô mới thấy quý tinh thần Chầu Thánh Thể và đền tạ Thánh Tâm Chúa Giêsu của nhà Dòng. Cô cảm nghiệm niềm vui và đoàn kết của cộng đoàn. Cô được gắn bó với cộng đoàn trong kinh nguyện sống và công việc tông đồ. Cuộc sống cộng đoàn dạy cô nhiều bài học quý giá. Cô được đồng hành để sống ước mơ của Chúa, ước mơ cô được hạnh phúc hơn, triển nở hơn và sống kết hợp mật thiết với Chúa hơn theo con đường Người đã đi. Cô tin rằng đây là nơi cho cô nhiều cơ hội rèn luyện nhân đức và bỏ mình, để được tự do trong tình yêu Chúa hơn.

Ai Đáng Được Yêu Hơn?

 SUY NIỆM LỜI CHÚA
Thứ Bảy 18/01/2014 sau CN I Thường Niên
Bài đọc: 1 Sm 9, 1-4. 17-19; 10, 1a
Có một người thuộc chi tộc Ben-gia-min tên là Kít, con ông A-vi-ên; ông A-vi-ên là con ông Xơ-ro; ông Xơ-ro là con ông Bơ-khô-rát; ông Bơ-khô-rát là con ông A-phi-ác; ông A-phi-ác là con một người Ben-gia-min. Ông Kít là một người có thế giá. Ông có một người con trai tên là Sa-un, một người trẻ và đẹp trai; trong số con cái Ít-ra-en, không có người nào đẹp trai hơn ông. Ông cao hơn toàn dân từ vai trở lên. Các con lừa cái của ông Kít, cha ông Sa-un, bị lạc; ông Kít bảo ông Sa-un, con ông: “Con hãy đem một trong các người đầy tớ đi với con và lên đường đi tìm lừa.” Ông Sa-un đi qua miền núi Ép-ra-im, rồi đi qua đất Sa-li-sa, mà không tìm thấy. Họ đi qua đất Sa-a-lim: cũng không thấy gì. Ông đi qua đất Ben-gia-min, vẫn không tìm thấy. Khi ông Sa-mu-en thấy ông Sa-un thì Đức Chúa mách bảo ông: “Đây là người mà Ta đã nói với ngươi: chính nó sẽ cai trị dân Ta.” Ông Sa-un lại gần ông Sa-mu-en ở giữa cửa thành và nói: “Xin ông làm ơn cho tôi biết nhà thầy thị kiến ở đâu.” Ông Sa-mu-en trả lời ông Sa-un rằng: “Tôi là thầy thị kiến đây. Ông hãy lên nơi cao, trước mặt tôi. Các ông sẽ dùng bữa với tôi hôm nay. Sáng mai tôi sẽ để cho ông đi và sẽ nói cho ông biết tất cả những gì đang làm ông bận tâm.” Ông Sa-mu-en lấy lọ dầu và đổ trên đầu ông Sa-un, rồi hôn ông.
Tin Mừng: Mc 2, 13-17
Khi ấy, Đức Giê-su lại đi ra bờ biển hồ. Toàn thể dân chúng đến với Người, và Người dạy dỗ họ. Đi ngang qua trạm thu thuế, Người thấy ông Lê-vi là con ông An-phê, đang ngồi ở đó. Người bảo ông: “Anh hãy theo tôi!” Ông đứng dậy đi theo Người. Khi Đức Giê-su đang dùng bữa tại nhà ông ấy, có nhiều người thu thuế và người tội lỗi cùng ăn với Đức Giê-su và các môn đệ, vì họ đông và đi theo Người. Những kinh sư thuộc nhóm Pha-ri-sêu thấy Người ăn uống với những kẻ tội lỗi và người thu thuế, thì nói với các môn đệ Người: “Sao ông ấy ăn uống với bọn thu thuế và quân tội lỗi?” Nghe thấy thế, Đức Giê-su nói với họ: “Người khoẻ mạnh không cần thầy thuốc, người đau ốm mới cần. Tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi.”
SUY NIỆM:
Làm sao chúng ta có thể giới thiệu Thiên Chúa cho những người chưa biết Ngài? Làm sao chúng ta có sức ảnh hưởng để mang những người lầm đường lạc lối quay trở về với Thiên Chúa? Có lẽ, điều đầu tiên là phải tiếp cận và trở thành bạn với họ. Khi chúng ta trở thành bạn của nhau, cách sống của chúng ta sẽ là ánh sáng của Thiên Chúa chiếu tỏa trên những con người này. Thật vậy, chúng ta luôn sống trong niềm hy vọng rằng chính hình ảnh Chúa Giêsu sống động trong chính cuộc sống của chúng ta sẽ giúp những con người này quay trở về. Kiên nhẫn là liều thuốc hiệu quả nhất. Và dĩ nhiên, chúng ta luôn nhắc nhớ sự hoán cải chính chúng ta.
Tin Mừng hôm nay trình bày hình ảnh một Giêsu của những mối tương quan. Ngài đến gần những con người tội lỗi và ngay cả ngồi cùng bàn với họ. Đây là điều tối cấm kỵ với người Do Thái tự cho mình là công chính thời bấy giờ. Chính Thiên Chúa làm điều xã hội ngại làm., vậy chúng ta thì sao? Chúng ta có sợ bị lên án đi ngược dòng? Chúng ta có sợ xã hội dè bỉu vì hành động khác biệt của chúng ta?
Nhìn vào cuộc sống hiện tại của chúng ta, nhiều người chọn sống trong những tháp ngà của mình. Họ nhìn xuống và tách mình ra khỏi đám dân tội lỗi, như chính họ là những người công chính. Nhưng làm sao chúng ta có thể mang những người tội lỗi, chưa nhận biết Chúa trở lại, nếu chúng ta không đến gần họ?
Nhìn lại hình ảnh Chúa Giêsu và tự hỏi: nếu Chúa Giêsu hôm nay cũng có thái độ và suy nghĩ như chúng ta, có thể sẽ không có sự quay trở lại của những người thu thuế tội lỗi kia. Chúa Giêsu chọn đến gần họ. Chính trái tim nhân hậu của Ngài đã chạm vào tâm hồn họ.
Chúng ta có một quả tim biết cảm thông và chạnh lòng thương không?



January 16, 2014

Những Tấm Lòng Vàng

SUY NIỆM LỜI CHÚA
Thứ Sáu 17/01/2014 sau CN I Thường Niên
Bài đọc: 1 Sm 8, 4-7. 10-22a
Thời ấy, toàn thể các kỳ mục tập hợp lại và đến với ông Sa-mu-en ở Ra-ma. Họ nói với ông: “Ông coi, ông già rồi, và các con ông lại không đi theo đường lối của ông. Vậy bây giờ, xin ông lập cho chúng tôi một vua để vua xét xử chúng tôi, như trong tất cả các dân tộc.” Ông Sa-mu-en bực mình vì lời họ nói: “Xin ông cho chúng tôi một vua để xét xử chúng tôi.” Và ông Sa-mu-en đã cầu nguyện với Đức Chúa. Đức Chúa phán với ông Sa-mu-en: “Ngươi cứ nghe theo tiếng của dân trong mọi điều chúng nói với ngươi, vì không phải chúng gạt bỏ ngươi, mà là chúng gạt bỏ Ta, không chịu để Ta làm vua của chúng.” Ông Sa-mu-en nói lại mọi lời của Đức Chúa cho dân bấy giờ đang xin ông một vua. Ông nói: “Đây là quyền hành của nhà vua sẽ cai trị anh em. Các con trai anh em, ông sẽ bắt mà cắt đặt vào việc trông coi xe và ngựa của ông, và chúng sẽ chạy đàng trước xe của ông. Ông sẽ đặt chúng làm người chỉ huy một ngàn và chỉ huy năm mươi, sẽ bắt chúng cày đất cho ông, gặt lúa cho ông, chế tạo vũ khí cho ông và dụng cụ cho xe của ông. Các con gái anh em, ông sẽ bắt vào làm thợ chế nước hoa, nấu ăn và làm bánh. Đồng ruộng, vườn nho, vườn cây ô-liu tốt nhất của anh em, ông sẽ lấy mà cho bề tôi của ông. Lúa thóc và vườn nho của anh em, ông sẽ đánh thuế thập phân mà cho các thái giám và bề tôi của ông. Các tôi tớ nam nữ, các người trai tráng khá nhất của anh em, các con lừa của anh em, ông sẽ bắt mà dùng vào việc của ông. Chiên dê của anh em, ông sẽ đánh thuế thập phân. Còn chính anh em sẽ làm nô lệ cho ông. Ngày ấy, anh em sẽ kêu than vì vua của anh em mà anh em đã chọn cho mình, nhưng ngày ấy Đức Chúa sẽ không đáp lời anh em.” Nhưng dân không chịu nghe theo tiếng ông Sa-mu-en. Họ nói: “Không! Phải có một vua cai trị chúng tôi! Cả chúng tôi cũng sẽ giống như mọi dân tộc. Vua chúng tôi sẽ xét xử chúng tôi, sẽ dẫn đầu chúng tôi và sẽ lãnh đạo các cuộc chiến của chúng tôi.” Ông Sa-mu-en nghe tất cả những lời của dân và nói lại những lời ấy cho Đức Chúa nghe. Đức Chúa phán với ông Sa-mu-en: “Hãy nghe theo tiếng chúng, và hãy đặt một vua cai trị chúng.”
Tin Mừng: Mc 2, 1-12
Bấy giờ, Đức Giê-su trở lại thành Ca-phác-na-um. Hay tin Người ở nhà, dân chúng tụ tập lại, đông đến nỗi ngoài cửa cũng không còn chỗ đứng. Người nói lời Thiên Chúa cho họ. Bấy giờ người ta đem đến cho Đức Giê-su một kẻ bại liệt, có bốn người khiêng. Nhưng vì dân chúng quá đông, nên họ không sao khiêng đến gần Người được. Họ mới dỡ mái nhà, ngay trên chỗ Người ngồi, làm thành một lỗ hổng, rồi thả người bại liệt nằm trên chõng xuống. Thấy họ có lòng tin như vậy, Đức Giê-su bảo người bại liệt: “Này con, tội con được tha rồi.” Nhưng có mấy kinh sư đang ngồi đó, họ nghĩ thầm trong bụng rằng: “Sao ông này lại dám nói như vậy? Ông ta nói phạm thượng! Ai có quyền tha tội, ngoài một mình Thiên Chúa?” Tâm trí Đức Giê-su thấu biết ngay họ đang thầm nghĩ như thế, Người mới bảo họ: “Sao các ông lại nghĩ thầm trong bụng những điều ấy? Trong hai điều: một là bảo người bại liệt: ‘Tội con được tha rồi’, hai là bảo: ‘Đứng dậy, vác chõng mà đi’, điều nào dễ hơn? Vậy, để các ông biết: ở dưới đất này, Con Người có quyền tha tội, –Đức Giê-su bảo người bại liệt–,Ta truyền cho con: Đứng dậy, vác chõng mà đi về nhà!” Người bại liệt đứng dậy, và lập tức vác chõng đi ra trước mặt mọi người, khiến ai nấy đều sửng sốt và tôn vinh Thiên Chúa. Họ bảo nhau: “Chúng ta chưa thấy vậy bao giờ!”
SUY NIỆM:

Bốn người đàn ông giúp người bại liệt đến được gần Chúa Giêsu để mong được người chữa lành cho con người đau khổ này, quả là những con người vì đại. Họ có trái tim cảm thương, trái tim mà không cần quan tâm cho riêng mình. Thử tưởng tượng những khó khăn họ phải vượt qua để có thể mang người bại liệt đến với Chúa Giêsu.
Chắc chắn rằng, bốn người dàn ông quảng đại kia ra về trong hạnh phúc với ý nghĩ rằng họ đã làm được một điều cao thượng và xứng đáng. Bao nhiêu người trong chúng ta giống như bốn người đàn ông kia? Bao nhiêu người trong chúng ta dám cho đi một chút thời giờ quý báu của mình để đến thăm hỏi những người đau yếu bệnh tật cả thể xác lẫn tâm hồn? Bao nhiêu lần chúng ta nhớ đến những con người đau khổ này và dâng lên cho Thiên Chúa?
Hãy cùng nhau nhớ lại nếu chúng ta đã từng thiếu quan tâm đến những người đau khổ. Hãy gợi nhớ lại nếu chúng ta đã bỏ qua những cơ hội vàng chia sẻ và giúp đỡ những người những người đang cần đến chúng ta. Vẫn chưa muộn để bắt đầu lại.

Sự đáp đền vĩ đại nhất mà chúng ta được nhận trên thế gian này không phải là tiền bạc, vì nó sẽ cất cánh ra đi. Ngay cả những phần thưởng vinh dự đề cao việc phục vụ của chúng ta cũng có thể bị quên lãng một ngày nào đó. Nhưng quà tặng vĩ đại nhất là giúp đỡ người khác khi họ không có khả năng trả lại, nhưng họ nhớ đến chúng ta trong lời cầu nguyện và trong thinh lặng của lời tạ ơn cho những tấm lòng vàng được gởi đến trong cuộc đời họ.

Đức Tin Sẽ Cứu Chữa Tôi

SUY NIỆM LỜI CHÚA
Thứ Năm 16/01/2014 sau CN I Thường Niên
Bài đọc: 1 Sm 4, 1-11
Hồi đó, Ít-ra-en ra giao chiến với người Phi-li-tinh. Họ đóng trại ở gần E-ven Ha E-de, còn người Phi-li-tinh thì đóng trại ở A-phếch. Người Phi-li-tinh dàn quân đối diện với quân Ít-ra-en, cuộc chiến trở nên ác liệt và Ít-ra-en bị người Phi-li-tinh đánh bại: tại mặt trận, ở ngoài đồng, chúng đã giết chừng bốn ngàn người. Khi dân trở về trại, các kỳ mục Ít-ra-en nói: “Sao hôm nay Đức Chúa để chúng ta bị người Phi-li-tinh đánh bại? Chúng ta hãy đi Si-lô lấy Hòm Bia Giao Ước của Đức Chúa về: Hòm Bia sẽ đến giữa chúng ta và sẽ cứu chúng ta khỏi bàn tay quân thù.” Dân sai người đi Si-lô; từ đó họ mang Hòm Bia về, Hòm Bia Giao Ước của Đức Chúa các đạo binh, Đấng ngự trên các thần hộ giá; ở đó, bên cạnh Hòm Bia Giao Ước của Thiên Chúa, có hai con ông Ê-li là Khóp-ni và Pin-khát. Khi Hòm Bia Giao Ước của Đức Chúa xuống trại, toàn thể Ít-ra-en hò reo vang dội khiến đất rung chuyển. Người Phi-li-tinh nghe thấy tiếng hò reo thì hỏi nhau: “Tiếng hò reo vang dội ấy trong trại bọn Híp-ri là gì vậy?” Chúng biết là Hòm Bia Đức Chúa đã đến trại. Người Phi-li-tinh sợ hãi, vì chúng nói: “Một vị thần đã đến trại!” Chúng bảo nhau: “Khốn thân ta, vì trước đây không có như vậy! Khốn thân ta! Ai sẽ giải thoát ta khỏi tay những thần hùng mạnh ấy? Đó là những thần đã dùng mọi thứ đòn mà đánh phạt người Ai-cập trong sa mạc. Hỡi người Phi-li-tinh, can đảm lên, hãy tỏ ra là nam nhi, kẻo phải làm nô lệ cho bọn Híp-ri như chúng đã làm nô lệ cho anh em. Hãy tỏ ra là nam nhi và chiến đấu!” Người Phi-li-tinh giao chiến. Ít-ra-en bị đánh bại và ai nấy chạy trốn về lều của mình. Đó là một đòn rất đau: về phía Ít-ra-en có ba mươi ngàn bộ binh tử trận. Hòm Bia Thiên Chúa bị chiếm đoạt, và hai con ông Ê-li là Khóp-ni và Pin-khát bị giết.
Tin Mừng: Mc 1, 40-45
Khi ấy, có người mắc bệnh phong đến gặp Đức Giê-su, anh ta quỳ xuống van xin rằng: “Nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch.” Đức Giê-su chạnh lòng thương giơ tay đụng vào anh và bảo: “Tôi muốn, anh hãy được sạch!” Lập tức, bệnh phong biến khỏi anh, và anh được sạch. Nhưng Người nghiêm giọng đuổi anh đi ngay, và bảo anh: “Coi chừng, đừng nói gì với ai cả, nhưng hãy đi trình diện tư tế; và vì anh đã được lành sạch, thì hãy dâng những gì ông Mô-sê đã truyền, để làm chứng cho người ta biết.” Nhưng vừa đi khỏi, anh đã bắt đầu rao truyền và loan tin ấy khắp nơi, đến nỗi Đức Giê-su không thể công khai vào thành nào được, mà phải ở lại những nơi hoang vắng ngoài thành. Và dân chúng từ khắp nơi kéo đến với Người.
SUY NIỆM:
Trong những vừa qua, chúng ta nghe loạt câu chuyện Chúa Giêsu chữa lành nhiều bệnh tật khác nhau cho những con người đau khổ bất hạnh. Nhưng không câu chuyện nào được miêu tả chi tiết căn bệnh cũng như cách Chúa chữa bệnh như Tin Mừng hôm nay. Người phong hủi chạy đến và quỳ trước Chúa Giêsu van xin một cách thống thiết: “Nếu Ngài muốn, xin làm làm cho con được sạch.” Và Chúa Giêsu chạnh lòng thương giơ tay đụng vào anh và bảo: “Tôi muốn anh được sạch.” Chúng ta có thể hỏi, điều gì đưa người phong hủi chạy đến và xin Chúa Giêsu chữa lành anh ta?
Có phải bệnh của anh ta là bệnh nguy hiểm không? Có lẽ là không phải vì bệnh phong hủi đẩy đưa anh ta tìm kiếm Chúa Giêsu, nhưng có thể có lý do khác lớn hơn. Đó là một biển hồ sâu thẳm của đức tin của người phong hủi dành cho Chúa Giêsu. Nếu không có đức tin như vậy, có lẽ anh ta không chạy đến tìm gặp Chúa Giêsu. Và điều gì đánh động Chúa Giêsu chữa lành cho anh ta? Đó có phải là đức tin mạnh mẽ của người phong hủi này không?
Vậy điều gì mang chúng ta đến với Chúa Giêsu? Tại sao chúng ta chạy đến Ngài để van xin và nguyện cầu? Có phải chúng ta cầu xin vì chúng ta đang gặp những vấn đề khó khăn? Chúng ta làm những điều này bởi vì chúng ta đang đau yếu cả thể xác và tâm hồn? Tin rằng bệnh tật và những vấn đề cuộc sống không phải là lý do đầu tiên để chúng ta chạy đến với Chúa. Đâu đó vẫn là đức tin của chúng ta vào Ngài!

Chúng ta hãy nhìn ra được rằng đức tin luôn là sức mạnh chính để dẫn đưa chúng ta đến gần Thiên Chúa. Bởi vì không có Thiên Chúa, chúng ta cũng chỉ là những con người bất toàn và trắng tay.

 
Back to Top