"Ở đời này, điều vinh danh duy nhất của tôi là được sống không ai biết đến và bị khinh dễ, chà đạp không ai thương xót."
Thánh Rafaela Mary
Song song những
cải tổ nội bộ, thánh Bernardo cũng có tham dự vào các phong trào thánh chiến
(crusade). Để giải phóng thánh địa đã bị Hồi Giáo chiếm đóng, thế kỷ 12 là thế
kỷ của những dòng Chiến Sĩ (militant order). Tu Hội Đền Thờ (Temple Order) được
gọi là đền thờ của vua Salomon, nơi mà vua Giêrusalem đã ban căn nhà đầu tiên
cho 8 người tiên khởi. Bernardo nhận giúp đỡ những người này và sửa đổi hiến chương
của hội dòng Xitô theo nhu cầu của họ. Mục tiêu của hội dòng là chiếm đoạt thánh
địa. Nhưng vì những di chuyển và cách gởi tiền của họ, tu hội này trở thành những
nhà ngân hàng đầu tiên của Âu Châu. Năm 1312, vì Vua Pháp muốn chiếm đoạt của cải
của dòng đã ép buộc Đức Giáo Hoàng giải tán toàn tu hội.
Tu hội Bệnh Viện
của Thánh Gioan của Giêrusalem được thành lập bởi một đan sĩ Biển Đức nhưng với
hiến chương của thánh Augustin. Năm 1120, một số hiệp sĩ được sát nhập vào tu hội. Chủ đích tu hội là chăm sóc những người hành
hương ngã bệnh, nhưng dần dần họ cũng có hoạt động như ngân hàng. Vì chiến
tranh, trụ sở chính được dời qua Malta, một đảo ở Địa Trung Hải, và năm 1930 đã
được Đức Thánh Cha Piô XII công nhận là hội dòng Kinh Sĩ của Malta. Hiện nay
song song cùng hội dòng này có Tổ chức Kinh Sĩ của Malta với trụ sở chính tại
Roma.
Đến thế kỷ
XIII, xã hội Âu Châu chứng kiến nhiều thay đổi. Biên giới thành thị nới rộng với
nhiều trung tâm đại học thu hút làn sóng di dân từ thôn quê đổ về. Trước những
biến chuyển ồ ạt, Giáo Hội vẫn khư khư khuôn khổ cũ. Giới lãnh đạo được chọn từ
các đan viện với nền huấn luyện rất thô sơ. Thông hiểu tiếng La Tinh là đòi hỏi
duy nhất để được truyền chức. Thêm vào đó sự giàu sang của giáo hội phản ngược đòi hỏi đơn sơ
nghèo khó của Phúc Âm. Để đi ngược lại những khuynh hướng này, những dòng Khất
Sĩ đã ra đời với những người hành hương hòa bình, gần gũi với người nghèo như dòng
Anh Em Hèn Mọn của thánh Phanxicô thành Assisi; hoặc là những người nghiên cứu
và rao giảng chân lý như dòng Đaminh. Dòng Đức Bà Thương Xót (Mercedaria) để
chuộc người nô lệ của Hồi giáo được thánh Pherô Nolasco sáng lập năm 1220. Cũng
trong thời gian này, những người kế vị của nhóm môn đồ Tiên Tri Elia, các ẩn sĩ trên núi Carmel, ở Liban đã thành lập dòng
chiêm niệm Carmel. Dòng này được thánh Teresa của Avila và Thánh Gioan Thánh Giá
phục hồi vào thế kỷ thứ XVI.
Thế kỷ XIV và
XV chứng kiến nhiều hậu quả của thời kỳ Phục Hưng, đồng thời cũng là thời kỳ ly
khai. Sự hiện diện của hai ba Đức Giáo Hoàng tranh chấp quyền lợi gây hoang
mang cho các tín hữu. Tiền bạc có thể mua chức Đan Viện Trưởng. Nhiều tu sĩ nhập
dòng để tránh quân dịch. Những xì căng đan về luân lý nảy sinh đòi hỏi cải huấn
và canh tân. Năm 1450 máy in được ông Johannes Guttenberg sáng kiến ở Đức. Năm
1521, cử chỉ chống đối hiện thân trong Luther đã làm giáo hội phải điêu đứng.
Thế kỷ XVII
dung dưỡng hai chủ trương lạc đạo Jansenism và Đường Lối Thầm Lặng. Trong thuyết
Jansen, Chúa được coi như vị quan tòa. Con người quá tội lỗi đến nỗi ơn phước cũng
không cứu được. Chỉ có cách mua chuộc Chúa bằng đánh tội phạt xác. Một nhóm nữ đan
sĩ Xitô ở Port Royal được tả là “trong
trắng như thiên thần nhưng kiêu ngạo như quỉ”. Đúng lúc này Thánh Tâm Chúa đã
hiện ra cùng thánh nữ Margaret Marie Alacoque mặc khải tình yêu nồng thắm của
Chúa. Nhóm theo Đường Lối Thầm lặng cổ võ cắt đứt liên lạc cùng người khác. Mỗi
cá nhân phải vươn tới kết hợp cùng Chúa mà thôi. Ngay cả các thánh cũng bị coi
như thừa thãi.
Thế kỷ này cũng
chứng kiến sự nở rộ của triết lý đưa đến danh hiệu thời đại ánh sáng. Những người
được thông (enlightened) cho mình thông hiểu mọi sự. Họ không cảm thấy cần Chúa
nữa. Quyền thế trần gian được đặt trên quyền năng của Giáo hội.
Nhiều tư tưởng
mới phát sinh từ Tin Lành (protestantism), hay từ thuyết nhân bản giảm bớt niềm
tin trong Giáo hội. Dù gặp nhiều khó khăn, thế kỷ này cũng chứng kiến sự ra đời
của nhiều dòng tông đồ như dòng Thừa Sai Vinh Sơn của Thánh Vinh Sơn, dòng Chúa
Cứu Thế dưới sự sáng lập của Thánh Alphonso Maria de Liguori năm 1732; dòng La
salle bởi Thánh Gioan Bautista de Lasalle; dòng Chúa chịu nạn của Thánh Phaolô
Thánh Giá năm 1720; dòng Phan Sinh de Sales, dòng Đức Mẹ Maria, tu hội Nguyện Đường
của Peter de Breuille, tu đoàn Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn. Được Thánh Vincent de
Paul và Louise de Marillac thành lập, tu đoàn đánh dấu một bước tiến xa của phái
nữ tu, vì đây là một dòng “lấy bệnh viện làm nhà dòng, lấy đường phố làm nhà
ở…”
Quyền chức của Đức Giáo Hoàng thời này thường , hoặc
bị lợi dụng bởi những gia đình quí tộc, hoặc bị quyền lực vua chúa đàn áp. Ranh
giới chính trị và tôn giáo không rõ ràng. Aûnh hưởng những tư tưởng mới như
thuyết nhân bản, khiến nhiều người nguội lạnh cùng Giáo Hội. Quang cảnh hỗn loạn
kéo dài qua thế kỷ XVIII. Ơû Austria năm 1872 nhà vua ra lệnh đóng cửa tất cả các
dòng tu. Liên lạc với Roma cũng bị cắt đứt. Cuộc cách mạng bên Pháp năm 1789 chứng
kiến một cuộc bắt bớ chống đạo gắt gao. Tất cả sản nghiệp của Giáo hội đều bị tịch
thu. Lời khấn trọn đời bị hủy bỏ. Một năm sau một nghị định đóng cửa các dòng
tu. Tình trạng đó cũng diễn ra tại Bỉ. Năm 1796 khoảng 10,000 tu sĩ bị giải tán.
Năm 1773 dòng Tên bị Đức Giáo Hoàng giải tán. Lúc đó dòng đã đếm được 23,000 người!
Riêng nước Nga và Prussia không cho thi hành sắc lệnh Đức Thánh Cha nên đã là nơi
lánh nạn cho họ. Năm 1814 dòng được phục hồi.
Thế kỷ XIX được
coi là thời kỳ phục hưng của truyền giáo. Sau thể chế “kinh hoàng” của cách mạng
Pháp, Napoleon công nhận vai trò của Giáo Hội trong xã hội, mặc dù ông vẫn chủ
trương độc quyền. Âu Châu cũng dần dần phục hồi những cơ chế cổ truyền. Các dòng
thừa sai đi truyền đạo ở nước ngoài, hay phục vụ các tầng lớp quần chúng trong
nước. Dòng Tên, dòng Phan Sinh, dòng các cha Thừa sai, dòng Ngôi Lời là những hội
dòng nổi tiếng. Về giáo dục có các sư huynh Lasalle. Đặc biệt dòng Don Bosco
chuyên về giáo dục thanh niên. Cũng có dòng về đại kết, hành hương và báo chí.
Sau thế chiến lần thứ nhất, xuất hiện các dòng tu nhằm phục vụ giới thợ thuyền,
phục vụ nông thôn, hay theo gương và theo tinh thần của cha Charles de
Foucauld.
Năm 1940 Đức
Giáo Hoàng Piô XII công khai chấp nhận các tu hội đời. Đây là bước đầu đánh dấu
chú tâm của Giáo hội đến vai trò quan trọng của giáo dân. Trong tinh thần này,
nhiều cộng đoàn mới xuất hiện, quy tụ những người độc thân, những người đã có
gia đình, những linh mục triều v.v. như tu hội Opus Dei, hay tu hội Đức Mẹ Chúa
Ba Ngôi. Năm 1965, sau cộng đồng Vatican II, các dòng tu đã có những định hướng
lại chọn lựa của mình. Tinh thần hiệp nhất mời gọi trao đổi giữa các hội dòng.
Công bình xã hội cũng được chú tâm tới, và được khuyến khích biến thành một
trong những hoạt động tông đồ của hội dòng.
Tóm lại, ngược
dòng thời gian, đời sống thánh hiến, sự hiến dâng hoàn toàn bản thân dưới tác động
của Thánh Linh, mặc dù đã có khi phải thử thách bắt bớ gắt gao, không những đã được
duy trì, mà nhiều khi còn nở rộ trong lịch sử Giáo Hội. Ngay tại nước Phi trong
vòng mới 5 thế kỷ mà Giáo Hội Phi đã có 68 tu hội nam và 214 tu hội nữ.
Các bạn có thể tìm hiểu hoặc liên lạc thêm qua những trang mạng và số điện thoại dưới đây:
0966 771 913/0166 47 57 705
0 comments:
Post a Comment