"Lúc này hơn bao giờ hết tôi phải lập lại ước muốn nên thánh của tôi. tôi phải ước muốn bằng mọi giá. đây chính là bổn phận của tôi trước Chúa cũng như Hội Dòng"
Thánh Rafaela Maria
Như chúng ta đã thấy, những lời khuyên Phúc Âm là những điểm đặc trưng của người tuyên khấn dâng mình hoàn toàn cho Chúa. Nhưng người tu sĩ không chỉ khấn hứa âm thầm riêng tư, mà công khai tự hiến sống trong cộng đoàn của Hội Dòng. Tại sao cộng đoàn lại cần thiết vậy? Có thể thực hiện công việc tông đồ ngoài cộng đoàn không? Để trả lời thắc mắc này, chúng ta cùng nhau đi ngược dòng lịch sử để tìm đến nguồn gốc đời sống cộng đoàn.
Biết
rằng cuộc đời nơi trần thế có hạn, Chúa Giêsu đã kêu mời các tông đồ tiếp tay
Ngài trong sứ mệnh cứu chuộc. Là những người bình dân, nhưng các tông đồ đã ý
thức nhiệm vụ mình. Đời sống hiệp thông trong tình huynh đệ đã củng cố các anh
em trong lúc hoạn nạn. Ngay sau khi Chúa lên trời, họ đã tụ tập chung sống. Sách
Tông Đồ Công Vụ thuật lại tình thương gắn bó của cộng đòan đầu tiên: “Tất cả
các tín hữu hợp nhất với nhau, cùng chia sẻ những gì họ có. của cải, ruộng đất,
họ đều bán đi và chia cho tất cả, mỗi người tùy theo nhu cầu của mình.” (TĐCV
2:44) Đồng tâm nhất trí trong việc thờ phượng cũng như hòa đồng cùng nhau, cộng
đoàn tiên khởi đã được Chúa chúc phúc tăng thêm phần tử. Rất tiếc cộng đòan lý
tưởng dần dần bị sa sút. Thêm vào đó khi bị bắt bớ, lòng nhiệt thành hiệp thông
như bị phai nhòa và lãng quên. Trong bối cảnh này đã có những người muốn khơi lại
tâm tình gắn bó cùng Chúa thuở ban đầu. Đây chính là lý do cho những tự nguyện
dâng hiến sống cho Chúa của những vị ẩn tu trong sa mạc.
Chấp
nhận đời sống “tu sĩ của hoang địa” là phương tiện duy nhất để được gần gũi Người. Làm thế, người tận hiến coi như đã dứt bỏ tất
cả để sống độc thân cho Chúa. Nhưng qua dòng thời gian, nhiều vị ẩn tu đã tìm
kiếm những vị nổi tiếng thánh thiện để thụ huấn. Để tiện lợi gần gũi Thầy mình,
họ đã cất những túp lều gần nhau. Đây là bước đầu của nhóm cộng đòan sơ khởi.
Phía nữ tu, từ thế kỷ thứ ba, đã có những nhóm trinh nữ chung sống. Có lẽ để tránh
nguy hiểm, chỉ có một số ít nữ ẩn sĩ sống hoàn toàn cách biệt như Mary the Singer. Cũng có trường hợp người nữ ẩn
sĩ phải giả dạng ăn mặc như nam ẩn sĩ. Ngoài mục đích của cả nhóm sống khó nghèo
và độc thân, họ thường kết hợp với nhau trong cố gắng tìm thánh ý Chúa. Chung sống
trong cùng lý tưởng, họ muốn tạo dựng một giáo hội giữa lòng giáo dân. Như thế
cộng đồng tu sĩ như đại diện cộng đồng nhân loại, thực hành sứ mệnh yêu thương.
Nhóm
hội dòng Pachomian thành lập vào thế kỷ thứ tư, được coi như nhóm cộng đoàn đầu
tiên, sống chung dưới sự chỉ dẫn của vị linh hướng (Pachomian Congregation). Thánh
Pachomius khi trở lại đã hứa đem mình phục vụ người khác. Nhưng với lòng nhiệt
thành sống cho Chúa, Ngài đã sống ẩn dật trong bảy năm. Sau đó nhớ lại lời hứa
giúp đỡ người khác, Ngài cộng tác cùng em mình để xây dựng từng nhóm nhà riêng,
với ít phòng chung, hầu tiện lợi giúp đỡ anh em tu sĩ khác. Khu nhà này được gọi
là “làng tu”. Trong khi chung sức cùng em mình, nhà ẩn tu Pachomius thấy bảy năm
sống cách biệt đã làm Ngài khó chịu trước một lời chỉ trích nhẹ, dẫn chứng của
sự thiếu sót của nếp sống riêng biệt, và sự quan trọng của tình tương thân tương
ái.
Lối
sống trong sự hiệp thông với Thiên Chúa, và với nhau thật đẹp đẽ và tiện lợi
cho đức ái. Nhưng cuộc sống chung đụng không tránh khỏi khó khăn của sự khác biệt,
hay sự sung khắc của những cách nhìn, và tiêu chuẩn sống trong các chọn lựa cụ
thể hàng ngày. Vì vậy luật lệ của cộng đoàn hơi nghiêng về củng cố trật tự. Họ
xưng hô anh em và thường dâng Thánh Lễ
chung với giáo dân bản xứ. Ngày Chúa Nhật họ dâng thánh lễ trong cộng đồng. Dần
dần nhóm anh em tăng thêm. Để đảm bảo sự cách biệt cùng giáo dân, họ bắt đầu xây
bức tường chung quanh khu cộng đồng, và từ đó, người giáo dân không được cùng cầu
nguyện với các anh em nữa. Luật nghiêm nhặt đến nỗi sau này ngăn cấm cả những
linh mục khác, hoặc những tu sĩ không thuộc vào nhóm được dự. Khi nhóm trở thành
quá đông, nhóm được chia thành những nhóm nhỏ khác, dưới sự lãnh đạo của một bề
trên, và những bề trên này lại thuộc quyền lãnh đạo của vị linh hướng chung. Đây
chính là khởi đầu của hệ thống trung tâm tập quyền.
Về
phía cộng đoàn nữ có nhóm của chị nhà ẩn sĩ Pachomius. Họ cũng theo cách tổ chức
của phía nam.
Từ đó
nhiều hình thức cộng đoàn được thành lập. Tựu trung có:
Cộng
đòan như một phương thế của đời sống tận hiến:
Lối
sống này chú tâm vào sự tận hiến phục vụ Chúa qua lời tuyên xưng sống theo Phúc
Âm. Đời sống cộng đồng chia sẻ giúp đạt đến đích trên. Thuộc nhóm này có các nhóm
dưới Thánh Basil, nhóm Thánh Phanxicô, và
nhóm các anh Tiểu Đệ và các chị Tiểu Muội. Thánh Basil với em là Gregory, cùng
một nhóm học trò cũ kết hợp thành một cộng đồng sống bên bờ sông. Theo Thánh
Basil họ không muốn dính líu chi với đời sống thế trần, nơi mà người ta không dành
cho Chúa địa vị cao nhất thích hợp cho Đấng tạo Hóa. Nhưng họ cũng không muốn đi
ngược lại bản tính bẩm sinh của con người là khuynh hướng xã hội ngoài xã hội của
thế trần.
Em
vàmẹ Thánh Basil cũng tụ tập nhóm nữ tu khác.
Kế
đến cộng đòan được coi như trường đào tạo lối sống tận hiến.
Các đan
viện của Thánh Biển Đức dẫn đầu lối sống này. Một đan sĩ trở thành một phần tử
do Lề Luật và vì vị cha chung tức Đan viện trưởng. Ngài được coi như đại diện
Chúa Giêsu và tất cả anh em hay chị em tụ tập chung quanh Ngài. Vì cùng chú tâm
đến đời sống Lời Chúa, các anh chị em gắn bó cùng nhau. Như thế anh chị em hiệp
thông trong vị đại diện và lời Chúa, trong cả khía cạnh thiêng liêng lẫn tự nhiên.
Kiểu
cộng đoàn khác chú tâm đến đời sống hiệp thông như chủ chốt của lối sống tận
hiến.
Thánh
Augustin coi đời sống tận hiến như sự hiệp thông của những người cùng lý tưởng.
Chính ơn phước khải hoàn của chúa sống lại liên kết tâm hồn họ trong sự chia sẻ
tất cả. Lối sống này hơi tựa cộng đồng của thời sau Chúa Thánh Thần hiện xuống.
Cuối
cùng có loại cộng đoàn trong sứ mệnh
truyền giáo. Tất cả những cộng đoàn sau thời dòng Đa Minh và dòng Đức Bàthương
xót chú tâm đến sứ nhiệm truyền giáo. Các phần tử nam hay nữ hợp nhau chung sống
vì một sứ nhiệm. Hầu hết những hội dòng tông đồ theo khuôn khổ này.
Xem
thế,
chiều
kích cộng đoàn là nét đặc thù của đời tu. Đời sống huynh đệ là chỗ tốt nhất để
nhận định và đón nhận ý Chúa, để cùng nhau tiến bước một lòng một trí với nhau.
Nhờ đức ái truyền thêm sinh khí… đời sống cộng đòan còn là môt dấu chỉ đặc biệt
của mối dây liên kết các thành viên,…dù có khác chủng tộc, gốc gác, ngôn ngữ
hay văn hóa. (ĐSTH số 92)
Tụ
tập từ nhiều phương trời khác nhau nhưng các anh, chị em tu sĩ ý thức nhu cầu
hiệp nhất trong đa dạng để cùng nhau tôi luyện, tập sống yêu thương, tha thứ, và
tương trợ nhau. Chung sống chia sẻ tài năng phục vụ lẫn nhau và tha nhân, anh
chị em tu sĩ bổ túc cho nhau, tạo nên kinh nghiệm phong phú tình liên đới. Nhưng
khác biệt cá tính đòi hỏi nơi mỗi thành viên một cuộc chiến đấu liên lỉ để đi
ngược lại những gì phản tình thương như ích
kỷ, tự ái, kiêu căng, biếng nhác, tham vọng… Cần phải tiêu diệt cái “tôi” để nhường
chỗ cho chiều kích cộng đoàn. Tình huynh đệ cộng đoàn trong Chúa Kitô chỉ được đảm
bảo và triển nở, khi mỗi phần tử biết lột xác trong chiều kích “Phục Sinh”, nghĩa
là phải chết đi cho mình để sống lại với con người mới đầy niềm vui khải hoàn.
Chính
mối tình này sẽ tràn qua bức tường tu viện, để tỏa lan tới những người trong môi
trường hoạt động tông đồ. Dĩ nhiên có rất nhiều những công việc phục vụ bác ái
rất hữu hiệu bởi những cá nhân riêng rẽ. Nhưng dù một tu sĩ không thành thạo
trong lãnh vực phục vụ của mình, họ vẫn nêu lên sứ nhiệm chứng tá thương yêu
anh chị em như chính mình.
Trong
xã hội hiện đại nơi mà chủ nghĩa duy cá nhân được nêu cao, thiết tưởng vai trò
chứng nhân sống hợp nhất rất quan trọng, phản ánh phần nào sự hiệp thông của Ba
Ngôi Thiên Chúa.
Các bạn có thể tìm hiểu hoặc liên lạc thêm qua những trang mạng và số điện thoại dưới đây:
0966 771 913/0166 47 57 705
Nhieu nguoi thac mac rang bà bầu bị sốt có nguy hiểm không va lam the nao de chua tri, rau ngải cứu có tốt cho bà bầu không trong thoi ky mang thai, giup ich gi cho ba bau, rau ngót có tốt cho bà bầu không khi nhieu chi em su dung khi mang thai, rau má có tốt cho bà bầu không khi su dung lam nuoc rau ma, rau gì tốt cho bà bầu nhất trong thoi ky sinh de, va hieu qua cua chung nhu the nao, rau răm có tốt cho bà bầu không do la dieu ma nhieu chi em thac mac, bà̀ bầu ra nước ối có sao không va bien phap nao de ngan chan qua trinh nay khong xay ra, những loại rau không tốt cho bà bầu trong thoi ky mang thai va cho con bu
ReplyDelete