Lắng Nghe và Đáp Trả

Khiêm Nhu

Tình Yêu Trọn Vẹn

Giản Dị nhưng Tinh Khiết

Hy Sinh

An Lạc, Trọn Vẹn và Khiêm Tốn

Bình Dị, Thân Thương và Chân Quê

Đẹp Thanh Cao, Tinh Khiết

Tình Yêu Cao Đẹp và Trong Sáng

November 30, 2013

Thời Cơ và Phân Định

SUY NIỆM LỜI CHÚA
Thứ Bảy 30/11/2013 Lễ Kính Thánh Andre Tông Đồ
Bài đọc: Rm 10, 9-18
Nếu miệng bạn tuyên xưng Đức Giê-su là Chúa, và lòng bạn tin rằng Thiên Chúa đã làm cho Người sống lại từ cõi chết, thì bạn sẽ được cứu độ. Quả thế, có tin thật trong lòng, mới được nên công chính; có xưng ra ngoài miệng, mới được ơn cứu độ. Kinh Thánh nói: Mọi kẻ tin vào Người sẽ không phải thất vọng. Như vậy, không có sự khác biệt giữa người Do-thái và người Hy-lạp, vì tất cả đều có cùng một Chúa, là Đấng quảng đại đối với tất cả những ai kêu cầu Người. Vì: Tất cả những ai kêu cầu danh Đức Chúa sẽ được cứu thoát. Thế nhưng làm sao họ kêu cầu Đấng họ không tin? Làm sao họ tin Đấng họ không được nghe? Làm sao mà nghe, nếu không có ai rao giảng? Làm sao mà rao giảng, nếu không được sai đi? Như có lời chép: Đẹp thay bước chân những sứ giả loan báo tin mừng! Nhưng không phải mọi người đều đã vâng theo Tin Mừng ; chính ngôn sứ I-sai-a đã nói: Lạy Đức Chúa, ai đã tin khi nghe chúng con giảng? Ấy vậy, có đức tin là nhờ nghe giảng, mà nghe giảng là nghe công bố lời Đức Ki-tô. Nhưng tôi xin hỏi: Phải chăng họ đã không được nghe giảng? Có chứ! Tiếng các ngài đã dội khắp hoàn cầu,
và thông điệp loan đi tới chân trời góc biển.
Tin Mừng: Mt 4, 18-22
Khi ấy, Đức Giê-su đang đi dọc theo biển hồ Ga-li-lê, thì thấy hai anh em kia, là ông Si-môn, cũng gọi là Phê-rô, và người anh là ông An-rê, đang quăng chài xuống biển, vì các ông làm nghề đánh cá. Người bảo các ông: “Các anh hãy đi theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người như lưới cá.” Lập tức hai ông bỏ chài lưới mà theo Người. Đi một quãng nữa, Người thấy hai anh em khác con ông Dê-bê-đê, là ông Gia-cô-bê và người em là ông Gio-an. Hai ông này đang cùng với cha là ông Dê-bê-đê vá lưới ở trong thuyền. Người gọi các ông. Lập tức, các ông bỏ thuyền, bỏ cha lại mà theo Người.
SUY NIỆM:
Các anh hãy đi theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người như lưới cá. Lập tức hai ông bỏ chài lưới mà theo Người.”
Mt 4, 19
     Trong cuộc sống đời thường của chúng ta, mọi ngày như mọi ngày, thỉnh thoảng cũng có những trường hợp đòi hỏi chúng ta phải bỏ lại của cải, phản ứng nhanh để bắt lấy thời cơ hay là tránh những hậu quả đáng tiếc. Nếu ngay khi nghe Chúa gọi thì bốn môn đệ đầu tiên ngay lập tức bỏ chài lưới mà theo Người. Hai từ “lập tức” diễn tả một quyết định nhanh, một chọn lựa dứt khoát, không chần chừ toan tính hay không lừng khừng nửa vời. Theo ông bà ta dạy “giục tốc bất đạt”, nhưng “lập tức” ở đây nói lên thái độ tỉnh thức và sẵn sàng trước mọi tình huống khẩn cấp và bất ngờ trước tiếng gọi của Chúa. Bởi vì, Người vẫn đến khi chúng ta không ngờ. Cho nên, chỉ có thái độ phản ứng nhanh như vậy để nói sự nhạy cảm để cảm nghiệm sự hiện diện của Chúa.
    Ngày hôm nay là ngày thứ Bảy, chúng ta nhớ đến tiếng Xin Vâng của Mẹ, người đã hối hả lên đường. Thì bốn môn đệ ngày hôm nay cũng lập tức bỏ chài lưới mà theo. Điều này nhắc nhở mỗi người chúng ta nhìn lại đời sống đức tin của mình. Tin theo Chúa là mỗi ngày mỗi tiến tới trên con đường dẫn đến Ngài. Và cuối cùng được sống chung hưởng vinh phúc với Ngài.
     Hôm nay là ngay cuối cùng của tháng 11, tháng kính nhớ các linh hồn, mỗi người chúng ta cố gắng dành thời gian để suy gẫm cái chết bất ngờ và nhờ đó chúng ta có thể được sẵn sàng để đối diện với những tình huống bất ngờ trong cuộc sống.

November 29, 2013

Niềm Vui Cứu Độ

SUY NIỆM LỜI CHÚA
Thứ Sáu 29/11/2013 sau CN Lễ Chúa Kitô Vua


Bài đọc: Đn 7, 2-14
Tôi là Đa-ni-en. Ban đêm, trong một thị kiến, tôi đang mải nhìn thì kìa: gió bốn phương trời khuấy động biển cả; bốn con thú lớn từ biển lên, mỗi con mỗi khác: Con thứ nhất giống như sư tử, lại mang cánh đại bàng. Tôi nhìn theo cho đến khi đôi cánh của nó bị giựt mất; nó được nhấc lên khỏi mặt đất và đặt đứng trên hai chân như một người; nó được ban cho một quả tim người. Và này một con thú khác, con thứ hai, giống như con gấu. Nó được đặt trong tư thế chỉ đứng một bên, mõm ngậm ba khúc xương sườn giữa hai hàm răng. Người ta bảo nó như thế này: “Đứng lên, ăn thịt cho nhiều đi!” Sau đó, tôi đang nhìn, thì kìa: một con thú khác giống như con beo; hai bên mình nó, có bốn cánh như cánh chim. Nó có bốn đầu, và được trao quyền thống trị. Rồi vẫn trong thị kiến ban đêm, tôi đang nhìn thì kìa: con thú thứ tư đáng kinh đáng sợ và mạnh mẽ vô song; răng của nó bằng sắt và rất to. Nó ăn, nó nghiền, rồi lấy chân chà đạp những gì còn sót lại. Nó khác hẳn tất cả các con thú trước. Nó có những mười sừng. Tôi đang chăm chú nhìn các sừng, thì kìa: giữa các sừng này, một sừng khác, nhỏ hơn, mọc lên; và ba cái trong các sừng trước bị nhổ đi trước mặt cái nhỏ. Và kìa: có những con mắt như mắt người trên sừng ấy, và có một cái mồm nói những điều quái gở. Tôi đang nhìn thì thấy đặt những chiếc ngai và một Đấng Lão Thành an toạ. Áo Người trắng như tuyết, tóc trên đầu Người tựa lông chiên tinh tuyền. Ngai của Người toàn là ngọn lửa, bánh xe của ngai cũng rừng rực lửa hồng. Từ trước nhan Người, một sông lửa cuồn cuộn chảy ra. Ngàn ngàn hầu hạ Người, vạn vạn túc trực trước Thánh Nhan. Toà bắt đầu xử, sổ sách được mở ra. Bấy giờ tôi mải nhìn vì có tiếng ồn ào của cái sừng thốt ra những  lời quái gở; tôi vẫn mải nhìn khi con thú bị giết, thây nó bị huỷ diệt và làm mồi cho lửa. Những con thú còn lại bị tước mất quyền thống trị, nhưng đời chúng được kéo dài thêm một thời và một kỳ hạn. Trong những thị kiến ban đêm, tôi mải nhìn thì kìa: có ai như một Con Người đang ngự giá mây trời mà đến. Người tiến lại gần bên Đấng Lão Thành và được dẫn đưa tới trình diện. Đấng Lão Thành trao cho Người quyền thống trị, vinh quang và vương vị; muôn người thuộc mọi dân tộc, quốc gia và ngôn ngữ đều phải phụng sự Người. Quyền thống trị của Người là quyền vĩnh cửu, không bao giờ mai một;vương quốc của Người sẽ chẳng hề suy vong.
Tin Mừng: Lc 21, 29-33
Khi ấy, Đức Giê-su kể cho các môn đệ nghe một dụ ngôn. Người nói: “Anh em hãy xem cây vả cũng như tất cả những cây khác. Khi nhìn cây đâm chồi, thì anh em biết là mùa hè đã gần đến. Anh em cũng vậy, khi thấy những điều đó xảy ra, thì hãy biết là Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần. Thầy bảo thật anh em: thế hệ này sẽ chẳng qua đi, trước khi mọi điều ấy xảy ra. Trời đất sẽ qua đi, nhưng những lời Thầy nói sẽ chẳng qua đâu.”
SUY NIỆM:
Anh em cũng vậy, khi thấy những điều đó xảy ra, thì hãy biết là Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần.”
Lc 21, 31  
     Như chúng ta biết, chương 21 Tin Mừng thánh Luca là bản văn Chúa Giêsu tiên báo những việc kinh khủng trên trời dưới đất, nói về tình trạng khốn đốn của Giêrusalem và về sự kiện con người. Thật kinh khủng!

     Nhưng điều mà Chúa Giêsu muốn nói với chúng ta không nhằm uy hiếp tinh thần chúng ta, nhưng ngược lại nhắn nhủ chúng ta hãy an tâm tin tưởng. Tất cả những dấu hiệu ấy cho thấy rằng triều đại Thiên Chúa đã đến gần. để chúng ta có  thể an tâm, để có thể tin tưởng trong tinh thần như vậy thì chúng ta cần phải luôn tỉnh  thức và không ngừng cầu nguyện trong niềm tin vào Chúa Giêsu Kitô Chúa chúng ta. Vì thế hôm nay chúng ta trong tinh thần tập trung và tỉnh táo trong cuộc sống hằng ngày. Và trong tinh thần này là một hành trình và chúng ta đang đi về một đích điểm, ở đó triều đại Thiên Chúa được vinh hiển. Do đó, cánh chung hay tận thế đã được chúng ta tưởng tượng ra có tính chất khủng bố, gây kinh hĩa cho chúng ta. Nhưng chúng ta phải nhìn thấy ở khía cạnh đây là niềm vui cho những người đang về đích, niềm vui của sự đoàn tụ cuối cùng, niềm vui có Chúa, niềm vui được nhìn thấy tôn nhan Người và niềm vui sống trọn vẹn cuộc đời của chúng ta.

November 28, 2013

Sự Chọn Lựa và Niềm Hy Vọng

SUY NIỆM LỜI CHÚA
Thứ Năm 28/11/2013 sau CN Lễ Chúa Kitô Vua
Bài đọc: Đn 6, 12-28
Ngày ấy, các tể tướng và thống đốc của vua Đa-ri-ô đổ xô lại nhà ông Đa-ni-en và bắt gặp ông đang cầu nguyện và thống thiết nài van Thiên Chúa của ông. Họ liền tới yết kiến vua và nhắc đến lệnh cấm của vua: “Đức vua đã chẳng châu phê lệnh cấm đó sao? Theo lệnh cấm này, trong ba mươi ngày sắp tới, bất cứ ai cầu xin thần nào hay người nào ngoài đức vua thì sẽ bị quăng vào hầm sư tử.” Vua đáp lại rằng: “Đúng vậy, chiếu theo luật không thể huỷ bỏ của dân Mê-đi và Ba-tư thì đúng như vậy.” Bấy giờ họ thưa với vua rằng: “Tâu đức vua, trong đám dân Giu-đa lưu đày, có tên Đa-ni-en không đếm xỉa gì tới đức vua cũng như tới giới lệnh đức vua đã châu phê. Ngày nào y cũng cầu nguyện đến ba lần.” Nghe lời ấy, vua rất đau lòng và để tâm tìm cách cứu ông Đa-ni-en. Vua cố sức giải cứu ông Đa-ni-en mãi cho đến lúc mặt trời lặn. Bấy giờ những người kia lại kéo nhau đến gặp vua và tâu rằng: “Tâu đức vua, xin đức vua biết cho rằng theo luật của dân Mê-đi và dân Ba-tư, thì mọi giới lệnh và sắc chỉ nhà vua đã ban đều bất di bất dịch.” Bấy giờ vua đành hạ lệnh, và người ta đưa ông Đa-ni-en đi quăng vào hầm sư tử. Vua lên tiếng nói với ông Đa-ni-en: “Vị thần mà ngươi bền lòng phụng sự, chính vị ấy sẽ cứu ngươi!” Người ta đem một phiến đá tới đặt trên miệng hầm. Vua lấy ấn của mình và ấn của các đại thần niêm phiến đá lại để không còn thay đổi gì được nữa về vụ ông Đa-ni-en. Rồi vua về cung, suốt đêm không ăn không uống, cũng chẳng cho các cung phi vào hầu. Vua không tài nào chợp mắt được. Sáng sớm tinh sương, vua đã trỗi dậy, vội vã đi ra hầm sư tử. Vừa tới gần, vua cất giọng đau đớn gọi vọng xuống ông Đa-ni-en. Vua lên tiếng nói với ông rằng: “Hỡi Đa-ni-en, người tôi tớ của Thần hằng sống, vị Thần mà ngươi bền lòng phụng sự, có cứu được ngươi thoát hàm sư tử không?” Bấy giờ ông Đa-ni-en đáp lại: “Hoàng thượng, vạn vạn tuế! Thiên Chúa của thần đã sai thiên sứ đến khoá hàm sư tử khiến chúng không hại được thần, bởi vì trước mặt Người, thần đã được nhìn nhận là vô tội, và, tâu đức vua, ngay trước nhan ngài, thần cũng chẳng làm điều gì ác.” Lúc ấy, vua rất vui mừng, truyền kéo ông Đa-ni-en lên khỏi hầm. Và ông được kéo lên, không một vết thương trên mình, bởi vì ông đã tin cậy vào Thiên Chúa của ông. Vua liền truyền điệu những người kia đến, họ là những kẻ đã vu khống cho ông Đa-ni-en; rồi vua ra lệnh quăng họ cùng với vợ con vào hầm sư tử. Những người này chưa đụng tới nền hầm, thì sư tử đã vồ lấy chúng mà nghiền nát xương. Bấy giờ vua Đa-ri-ô viết cho tất cả những người thuộc các dân tộc, quốc gia và ngôn ngữ trên khắp cõi đất: “Chúc các ngươi vạn sự bình an! Đây là lệnh ta truyền: trên toàn lãnh thổ vương quốc ta, mọi người phải run rẩy kính sợ trước mặt vị Thần của Đa-ni-en: bởi vì Người là vị Thần hằng sống và tồn tại muôn đời; vương quốc của Người sẽ chẳng hề suy vong, quyền thống trị của Người vô cùng vô tận. Người giải thoát, giữ gìn, Người làm những dấu lạ điềm thiêng trên trời cùng dưới đất.Người đã giải cứu Đa-ni-en khỏi móng vuốt sư tử.”
Tin Mừng: Lc 21, 20-28
Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng: “Khi anh em thấy thành Giê-ru-sa-lem bị các đạo binh vây hãm, bấy giờ anh em hãy biết rằng đã gần đến ngày khốc hại của thành. Bấy giờ, ai ở miền Giu-đê, hãy trốn lên núi; ai ở trong thành, hãy bỏ đi nơi khác; ai ở vùng quê, thì chớ vào thành. Thật vậy, đó sẽ là những ngày báo oán, ngày mà tất cả những gì đã chép trong Kinh Thánh sẽ được ứng nghiệm. Khốn thay những người mang thai và những người đang cho con bú trong những ngày đó! “Vì sẽ có cơn khốn khổ cùng cực trên đất này, và cơn thịnh nộ sẽ giáng xuống dân này. Họ sẽ ngã gục dưới lưỡi gươm, sẽ bị đày đi khắp các dân các nước, và Giê-ru-sa-lem sẽ bị dân ngoại giày xéo, cho đến khi mãn thời của dân ngoại. “Sẽ có những điềm lạ trên mặt trời, mặt trăng và các vì sao. Dưới đất, muôn dân sẽ lo lắng hoang mang trước cảnh biển gào sóng thét. Người ta sợ đến hồn xiêu phách lạc, chờ những gì sắp giáng xuống địa cầu, vì các quyền lực trên trời sẽ bị lay chuyển. Bấy giờ thiên hạ sẽ thấy Con Người đầy quyền năng và vinh quang ngự trong đám mây mà đến. Khi những biến cố ấy bắt đầu xảy ra, anh em hãy đứng thẳng và ngẩng đầu lên, vì anh em sắp được cứu chuộc.”
SUY NIỆM:
Khi những biến cố ấy bắt đầu xảy ra, anh em hãy đứng thẳng và ngẩng đầu lên, vì anh em sắp được cứu chuộc.
(Lc 21, 28)
      Có một dụ ngôn kể lại cho chúng ta rằng có một người chăn chiên dẫn đàn chiện vượt qua dòng suối để qua bên kia cánh đồng cỏ. Suối không sâu, nhưng nước chảy mạnh nên chẳng có con chiên nào dám đặt chân xuống. Người chăn chiên thì không la hét hay dùng roi để thúc giục đàn chiên vượt qua suối, nhưng ông nhẹ nhàng ẵm một con chiên con rồi bước xuống đi qua bờ bên kia. Khi chiên mẹ nhìn thấy chiên con mình qua được suối bình an, chiên mẹ bắt đầu bước xuống suối và cả đoàn chiên lũ lượt bước theo.

     Cũng vậy, cái chết mở ra cho chúng ta một niềm hy vọng. Bởi vì chính Đức Kitô là con chiên đã vượt qua cái chết đó để mang ơn cứu độ cho chúng ta. Trong những ngày cuối cùng của năm phụng vụ này, Giáo Hội mời gọi chúng ta ghi dấu chấm hết của cuộc đời chúng ta. Chắc hẳn đứng trước cái chết, ai cũng sợ hãi nhưng nếu chúng ta vượt qua cái chết cùng đức Kitô thì chúng ta đã đến được bến bờ bình an cùng đích này.

November 27, 2013

Đâu Là Hạnh Phúc Thật?

SUY NIỆM LỜI CHÚA
Thứ Tư 27/11/2013 sau CN Lễ Chúa Kitô Vua
Bài đọc: Đn 5, 1-6. 13-14. 16-17. 23-28
Ngày ấy, vua Bên-sát-xa mở tiệc lớn khoản đãi một ngàn đại thần. Trước mặt những người này, vua uống rượu. Khi đã thấm hơi men, vua truyền mang ly mang chén bằng vàng bằng bạc mà vua cha là Na-bu-cô-đô-nô-xo đã lấy ở đền thờ Giê-ru-sa-lem. Vua Bên-sát-xa định dùng những ly chén này để uống rượu cùng với các đại thần, cung phi và cung nữ. Bấy giờ người ta mang ly chén bằng vàng đã lấy từ cung thánh Đền Thờ Thiên Chúa ở Giê-ru-sa-lem; vua và các đại thần, cung phi và cung nữ đều dùng mà uống. Họ vừa uống rượu vừa ca ngợi các thần bằng vàng, bạc, đồng, sắt, gỗ và đá. Ngay lúc ấy, những ngón tay người xuất hiện, viết lên vách tường quét vôi của hoàng cung ở phía sau trụ đèn. Vua nhìn thấy phần bàn tay đang viết. Mặt vua liền biến sắc, tâm trí bàng hoàng, ruột gan đòi đoạn, gối run cầm cập. Bấy giờ ông Đa-ni-en được dẫn vào chầu vua. Vua ngỏ lời với ông rằng: “Ngươi có phải là Đa-ni-en, một người trong nhóm Giu đa đi lưu đày mà phụ vương ta đã đưa từ Giu-đa về không? Ta đã nghe đồn rằng thần khí của các bậc thần minh ở nơi ngươi, nên ngươi mới có sự sáng suốt, thông hiểu và khôn ngoan xuất chúng. Còn về ngươi, ta nghe nói rằng ngươi có tài giải thích và tháo gỡ khó khăn. Vậy, nếu ngươi đọc và giải thích được hàng chữ đó cho ta, thì ngươi sẽ được mặc cẩm bào đỏ thẫm, đeo vòng vàng vào cổ, và sẽ là nhân vật thứ ba trong vương quốc.” Bấy giờ ông Đa-ni-en lên tiếng nói trước mặt vua: “Tâu đức vua, lộc vua ban, xin giữ lại cho ngài; quà vua tặng, xin dành cho người khác. Nhưng hàng chữ kia, thần xin đọc và giải thích hầu đức vua. Ngài đã tự cao tự đại, đã chống lại Chúa Tể trời cao: ly chén trong Đền Thờ của Chúa, người ta đã mang đến trước mặt ngài; ngài đã dùng các ly chén ấy mà uống cùng với các đại thần, cung phi và cung nữ. Ngài đã ngợi khen các thần bằng bạc, vàng, đồng, sắt, gỗ và đá là những vật không thấy, không nghe, không biết. Còn Thiên Chúa là Đấng nắm trong tay sinh khí của ngài và điều khiển mọi đường đi nước bước của ngài, ngài lại chẳng tôn vinh! Vì thế, Thiên Chúa đã cho phần bàn tay ấy đến viết hàng chữ kia. Đây là những chữ đã được viết ra: Mơ-nê, Mơ-nê, Tơ-kên, Pác-xin; và đây là lời giải thích: Mơ-nê – có nghĩa là đếm –: Thiên Chúa đã đếm và chấm dứt những ngày của triều đại ngài; Tơ-kên – có nghĩa là cân –: ngài đã bị đặt trên bàn cân và thấy là không đủ; Pơ-rết – có nghĩa là phân chia –: vương quốc của ngài đã bị phân chia và trao cho các dân Mê-đi và Ba-tư.”
Tin Mừng: Lc 21, 12-19
Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng: “Người ta sẽ tra tay bắt và ngược đãi anh em, nộp anh em cho các hội đường và bỏ tù, điệu anh em đến trước mặt vua chúa quan quyền vì danh Thầy. Đó sẽ là cơ hội để anh em làm chứng cho Thầy. Vậy anh em hãy ghi lòng tạc dạ điều này, là anh em đừng lo nghĩ phải bào chữa cách nào. Vì chính Thầy sẽ cho anh em ăn nói thật khôn ngoan, khiến tất cả địch thủ của anh em không tài nào chống chọi hay cãi lại được. Anh em sẽ bị chính cha mẹ, anh chị em, bà con và bạn hữu bắt nộp. Họ sẽ giết một số người trong anh em. Vì danh Thầy, anh em sẽ bị mọi người thù ghét. Nhưng dù một sợi tóc trên đầu anh em cũng không bị mất đâu. Có kiên trì, anh em mới giữ được mạng sống mình.”
SUY NIỆM:
Vì danh Thầy, anh em sẽ bị mọi người thù ghét” (Lc 21, 17)
      Một thần học gia đã rất đúng đắn khi phát biểu rằng: “Giáo Hội sẽ không bị bách hại nếu như Giáo Hội đã không quá hăng hái tích cực vâng theo mệnh lệnh Thầy chí thánh mà rao giảng Tin Mừng khắp nơi. Nhưng khi Kitô giáo không rao giảng Tin Mừng thì không còn là Kitô giáo nữa.” Vậy câu hỏi đặt ra cho mỗ người chúng ta là phải chăng Chúa Kitô và những người theo Ngài luôn luôn bị bách hại? Và phải chăng Chúa Kitô cũng gia nhập đoàn tử đạo vì Ngài cũng phải chịu đóng đinh, phải  chịu khinh chê và bị loại trừ?
      Vậy thì Thầy Giêsu của chúng ta bị ngược đãi như vậy, thì chúng ta là ai? Chúng ta chẳng là ai cũng chẳng là gì. Chúng ta theo Ngài cũng bị thù ghét, bị khinh chê, chế giễu. Đó là cái giá phải trả vì tin vào Thầy Giêsu. Nhưng cũng cái giá đó cũng bảo đảm cho chúng ta một phần thưởng rất lớn ở trên trời. Thật vậy, phải chịu những thiệt thò, những chống đối của người đời vì chúng ta sống theo lời dạy Thầy Giêsu và đi ngược lại giá trị trần thế. Chính trong tình huống này, chúng ta phải lựa chọn. Chúng ta đã sẵn sàng từ bỏ những thú vui, lợi lộc để chọn nước Chúa cho dù có bị thiệt thòi, thù ghét, thậm chí phải bị bách hại?

       Thật vậy, sống cho Chúa và thuộc về Chúa và cùng đi với Chúa trên con đường hẹp giúp chúng ta xác tín rằng Ngài luôn ở cùng chúng ta và chúng ta sẽ được chung hưởng hạnh phúc vinh quang của Ngài trên nước trời.  


November 26, 2013

Người Tình Hoàn Hảo

Ngưỡng mộ vẫn chưa thỏa mãn điều tôi tìm kiếm và muốn sống kết hiệp. Một nửa hoàn hảo tôi đã tìm thấy, nhưng dường như lắm chông gai thử thách để có được. Thử thì mới biết. Tôi quyết một phen với Chúa. 
Khi còn là một đứa trẻ, tôi thích ngồi nghe ba kể những câu chuyện về Chúa Giêsu. Ba nói rằng Chúa Giêsu là một người tốt, Ngài đã đến trái đất này để làm việc tốt. Tin lời ba nói, Chúa cuả tôi là một Giêsu thật hoàn hảo. Thời gian thắm thoát thoi đưa, tôi cũng bước vào lứa tuổi không còn trẻ cũng chẳng phải là người lớn, cái tuổi dậy thì ấy mà. Tôi luôn nhớ về Giêsu, một người hoàn hảo và tôi dành nhiều thời gian để cầu nguyện, ngưỡng mộ những điều tốt lành của Ngài. Tôi cũng không quên xin Chúa gởi cho tôi một người đàn ông tốt lành và hoàn hảo như Ngài.
Rồi tôi cũng bắt đầu nhớ nhung cặp kè với vài người bạn trai, nhưng người nào cũng làm tôi thất vọng tràn trề. Mọi sự như rõ ràng, tôi không thể chọn ai vì tất cả họ đều bị đem ra so sánh với anh chàng Giêsu hoàn hảo kia.
Vui chơi với chúng bạn nhưng vẫn không quên nhiệm vụ được giao là trở thành sinh viên của một trường đại học nổi tiếng. Trong những tháng ngày dùi mài kinh sử, tự nhiên tôi cũng trở nên siêng năng cầu nguyện hơn. Tôi cảm thấy mình thật gần gũi với Chúa Giêsu. Theo thời gian, tôi nhận ra rằng mình đang cầu nguyện “xin thánh ý Ngài được thực hiện trên con”.
Gần một năm sau khi ra trường, hằng ngày tôi có thói quen cầu nguyện ở một nguyện đường nhỏ sau giờ tan sở. Tôi tự xem ngôi nhà thiêng liêng này như của riêng mình. Một cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng chiếm lấy tâm hồn tôi sau một ngày làm việc mệt nhọc. Chỉ ngồi trước sự hiện diện của Chúa Giêsu và nghỉ ngơi trong Thánh Thể Ngài, vậy là đủ. Tôi chẳng mong muốn tìm kiếm điều gì nhiều hơn.
Việc học, việc làm ổn định. Phần còn lại là tìm cho mình một nửa hoàn hảo để nên trọn vẹn. Một buổi chiều Chúa Nhật nọ, tôi được đánh đọng bởi bài giảng lễ của vị linh mục chủ tế. Ngài nhấn mạnh: “không ai là hoàn hảo, ngoại trừ Thiên Chúa”. Tan lễ, tôi cứ lẩm bẩm từ nhà thờ về đến nhà vu vơ câu hỏi: “Không ai là hoàn hảo, ngoại trừ Thiên Chúa. Điều này mang ý nghĩa gì? Ngài muốn nói gì với con?” Tôi hỏi Chúa Giêsu Thánh Thể có phải chính là Ngài không? Chợt nhớ lại những câu chuyện về Chúa Giêsu ba thường kể cho tôi lúc bé và điều ba lúc nào cũng lặp đi lặp lại: “Chúa Giêsu là hình mẫu của một người hoàn hảo đó, con gái yêu của ba.
Tôi muốn xác tín sự thật này!
Nhưng tìm đâu ra sự thật? Trong Kinh Thánh? Những lời dạy dỗ của linh mục trên bục giảng? Hay cuộc sống chung quanh? Tôi cho phép mình tìm về lại suối nguồn là những lời giảng dạy của Chúa Giêsu trong ba năm rao giảng. Tôi đọc ngấu nghiến những câu chuyện, dụ ngôn, lời giảng dạy của Chúa Giêsu và cả những công việc Ngài làm. Càng đọc, tôi càng thấm thía và đôi lúc cũng không thể hiểu, nhưng điều quan trọng là tôi đã tìm thấy điều tôi tìm kiếm. Tôi hoàn toàn bị thuyết phục. Chúa Giêsu là người hoàn hảo thật sự và Ngài là thần tượng của lòng tôi.
Ngưỡng mộ vẫn chưa thỏa mãn điều tôi tìm kiếm và muốn sống kết hiệp. Một nửa hoàn hảo tôi đã tìm thấy, nhưng dường như lắm chông gai thử thách để có được. Thử thì mới biết. Tôi quyết một phen với Chúa. Một ngày kia, các Sơ Nữ Tỳ mời tôi đến thăm cộng đoàn và cùng tham dự thánh lễ. Tâm hồn tôi vui sướng đến xúc động khi lần đầu tiên trong đời được chứng kiến vị linh mục đặt Mình Thánh Chúa sau thánh lễ. Tôi không thể tưởng tượng được sự hiện diện sống động của một Chúa Giêsu hoàn hảo. Tôi chỉ biết chiêm ngắm và lặng người đi trong niềm vui của người cảm nghiệm được Thiên Chúa hiện hữu.
Chuyện trò một lúc, các Sơ mời tôi tham dự buổi tĩnh tâm định hướng ơn gọi được tổ chức hằng tháng. Không chần chờ, tôi đáp ngay lời mời và còn mời thêm nhiều bạn bè tham dự. Tôi nhận ra sự khác biệt ngay từ lần tĩnh tâm đầu tiên, những cảm xúc không thể diễn tả bằng lời. Các buổi tĩnh tâm tiếp theo khiến tôi hơi băn khoăn, lo âu nhưng xen lẫn vào đó là sự bình an khó tả. Phần thì tôi muốn đáp trả lời mời gọi này, phần thì tôi chỉ muốn trốn chạy.
Chạy trốn hoài cũng mệt mỏi. Khi bị dồn vào đường cùng, tôi chỉ còn cách duy nhất là đối diện với chính mình và can đảm thực hiện ước mơ sống trọn vẹn với một nửa hoàn hảo. Tôi xin sự hướng dẫn nâng đỡ của các Sơ khi quyết định và chọn đời sống thánh hiến trong Dòng Nữ Tỳ Thánh Tâm Chúa Giêsu.
Nơi đây tôi tìm thấy người đàn ông hoàn hảo – Chính là Ngài, lạy Chúa Giêsu.



Kẻ Khôn vs. Kẻ Dại

SUY NIỆM LỜI CHÚA
Thứ Ba 26/11/2013 sau CN Lễ Chúa Kitô Vua
Bài đọcĐn 2, 31-45
Ngày ấy, ông Đa-ni-en nói với vua Na-bu-cô-đô-nô-xo rằng: “Tâu bệ hạ, ngài đã có một giấc chiêm bao. Giấc chiêm bao ấy như thế này: một pho tượng, một pho tượng lớn, sáng chói, đứng sừng sững trước mặt ngài, coi thật dễ sợ. Đầu pho tượng ấy bằng vàng ròng, ngực và hai cánh tay bằng bạc, bụng và hai bắp đùi bằng đồng, hai bắp chân bằng sắt, hai bàn chân nửa sắt nửa sành. Ngài đang mải nhìn thì bỗng có một tảng đá tách ra, dù không có bàn tay nào đụng tới, nó đập vào pho tượng trúng hai chân nửa sắt nửa sành, khiến hai bàn chân vỡ tan ra. Bấy giờ tất cả cùng vỡ tan: cả sắt, sành, đồng, bạc lẫn vàng, giống như rơm rác trên sân phơi lúa mùa hè bị gió cuốn đi không để lại dấu vết gì. Còn tảng đá làm vỡ pho tượng thì trở thành một hòn núi lớn choán hết mặt đất. Đó là giấc chiêm bao, còn ý nghĩa của nó thì xin tâu trước bệ hạ. Tâu bệ hạ, ngài là vua các vua, Đức Chúa Trời đã ban cho ngài vương quốc, quyền hành, thế lực và vinh quang. Con cái loài người, thú vật ngoài đồng, chim chóc trên trời, dù chúng ở đâu thì Đức Chúa Trời cũng giao vào tay ngài và đặt ngài làm chủ tể mọi loài. Cái đầu bằng vàng chính là ngài vậy. Sau triều đại ngài, sẽ xuất hiện một vương quốc khác kém hơn ngài. Rồi một vương quốc thứ ba nữa, vương quốc bằng đồng, sẽ thống trị cả mặt đất. Còn vương quốc thứ tư vững như sắt. Cũng như sắt nghiền nát và đập tan tất cả vương quốc đó – khác nào sắt phá vỡ – cũng sẽ nghiền nát và phá vỡ tất cả. Bàn chân và các ngón chân mà ngài thấy nửa bằng đất sét, nửa bằng sắt là một vương quốc sẽ bị phân chia, nhưng sẽ có một phần sức mạnh của sắt, vì ngài thấy sắt pha lẫn với đất sét. Các ngón chân phần bằng sắt, phần bằng đất sét là một vương quốc nửa mạnh nửa yếu. Việc ngài thấy sắt pha với đất sét nghĩa là các vương quốc sẽ làm cho các chủng tộc pha lẫn với nhau, nhưng không gắn bó với nhau được cũng như sắt không hoà lẫn được với đất sét. Trong thời đại các vua này, Đức Chúa Trời sẽ lập một vương quốc không bao giờ bị tiêu diệt, vương quốc ấy không bị giao cho một dân khác, nhưng nó sẽ đập tan và tiêu diệt tất cả mọi vương quốc này, đến muôn đời nó sẽ đứng vững; cũng như ngài đã thấy tảng đá bị tách khỏi núi dù không có bàn tay nào đụng tới, tảng đá ấy đập tan cả sắt, đồng, đất sét, bạc và vàng. Thiên Chúa cao cả đã cho đức vua biết chuyện gì sẽ xảy ra sau này. Giấc chiêm bao đúng là như thế và ý nghĩa chắc chắn là như vậy.”
Tin Mừng: Lc 21, 5-11
Khi ấy, nhân có mấy người nói về Đền Thờ lộng lẫy nguy nga với những phiến đá đẹp và những đồ dâng cúng, Đức Giê-su bảo: “Những gì anh em đang chiêm ngưỡng đó sẽ có ngày bị tàn phá hết, không còn tảng đá nào trên tảng đá nào.” Họ hỏi Người: “Thưa Thầy, vậy bao giờ các sự việc đó sẽ xảy ra, và khi sắp xảy ra, thì có điềm gì báo trước?” Đức Giê-su đáp: “Anh em hãy coi chừng kẻo bị lừa gạt, vì sẽ có nhiều người mạo danh Thầy đến nói rằng: ‘Chính ta đây’, và: ‘Thời kỳ đã đến gần’; anh em chớ có theo họ. Khi anh em nghe có chiến tranh, loạn lạc, thì đừng sợ hãi. Vì những việc đó phải xảy ra trước, nhưng chưa phải là chung cục ngay đâu”. Rồi Người nói tiếp: “Dân này sẽ nổi dậy chống dân kia, nước này chống nước nọ. Sẽ có những trận động đất lớn, và nhiều nơi sẽ có ôn dịch và đói kém; sẽ có những hiện tượng kinh khủng và điềm lạ lớn lao từ trời xuất hiện.”
SUY NIỆM:
     

      “Những gì anh em đang chiêm ngưỡng đó sẽ có ngày bị tàn phá hết, không còn tảng đá nào trên tảng đá nào.” (Lc 21, 5)
     Những gì Chúa Giêsu tiên báo cho chúng ta về ngày Giêrusalem bị sụp đổ dường như đi ngược lại giá trị sống của con người. Vì sao? Chúng ta luôn tự hào về sự trường tồn qua những thành quả, những công trình tự cho là do sức con người làm ra. Nhưng, sự thật lại khác. Đối với Chúa Giêsu không có gì trên mặt đất này đều sẽ bị sụp đổ và mất đi, kể cả thành thánh Giêrusalem mà người Do Thái đã mất 40 năm để xây dựng. Chẳng có gì vững bền ở thế giới này cả. Đó là sự thật! Chúng ta cũng nghe câu: “Trăm năm bia đá cũng mòn”. Rồi: “Phù hoa nối tiếp phù hoa, trần gian tất cả chỉ là phù hoa”. Hay chúng ta cũng nghe câu: “Hữu hình thì hữu hoại”. Những cái hoại như thế nào? Đó là điều chúng ta cần suy tư hôm nay. Những cái hoại như hạt lúa gieo vào lòng đất, hay cái hoại đi tìm sự hư mất đời đời? Cuộc sống chúng ta là những sự chọn lựa. Chúa Giêsu không hứa ban quà trần gian, nhưng Ngài hứa ban phúc trường sinh, nếu những ai tin Ngài thì sẽ được phúc này. Chúa Giêsu cũng chỉ cho chúng ta con đường đưa đến sự bất hoại là phải đi qua cái chết trên thập giá để được hưởng vinh quang.

      Qua Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu nhắc nhở chúng ta nhìn lại sự chọn lựa cho lối sống cuộc đời mình  để chúng ta sống phù hợp với Tin Mừng Kitô Chúa chúng ta.

Thánh Giá Nở Hoa

SUY NIỆM LỜI CHÚA
Thứ Hai 25/11/2013 - Lễ Kính Các Thánh Tử Đạo tại Việt Nam
Bài đọc 1: 2 Mcb 7,1. 20-23. 27b-29
Hồi ấy, có bảy anh em bị bắt cùng với bà mẹ. Vua An-ti-ô-khô cho lấy roi và gân bò mà đánh họ, để bắt họ ăn thịt heo là thức ăn luật Mô-sê cấm. Bà mẹ là người rất mực xứng đáng cho ta khâm phục và kính cẩn ghi nhớ. Bà thấy bảy người con trai phải chết nội trong có một ngày, thế mà bà vẫn can đảm chịu đựng nhờ niềm trông cậy bà đặt nơi Đức Chúa. Bà dùng tiếng mẹ đẻ mà khuyến khích từng người một, lòng bà đầy tâm tình cao thượng; lời lẽ của bà tuy là của một người phụ nữ, nhưng lại sôi sục một chí khí nam nhi; bà nói với các con: “Mẹ không rõ các con đã thành hình trong lòng mẹ thế nào. Không phải mẹ ban cho các con thần khí và sự sống. Cũng không phải mẹ sắp đặt các phần cơ thể cho mỗi người trong các con. Chính Đấng Tạo Hoá càn khôn đã nắn đúc nên loài người, và đã sáng tạo nguồn gốc muôn loài. Chính Người do lòng thương xót, cũng sẽ trả lại cho các con thần khí và sự sống, bởi vì bây giờ các con trọng Luật Lệ của Người hơn bản thân mình.”Bà nói với người con út: “Con ơi, con hãy thương mẹ: chín tháng cưu mang, ba năm bú mớm, mẹ đã nuôi nấng dạy dỗ con đến ngần này tuổi đầu. Mẹ xin con hãy nhìn xem trời đất và muôn loài trong đó, mà nhận biết rằng Thiên Chúa đã làm nên tất cả từ hư vô, và loài người cũng được tạo thành như vậy. Con đừng sợ tên đao phủ này; nhưng hãy tỏ ra xứng đáng với các anh con, mà chấp nhận cái chết, để đến ngày Chúa thương xót, Người sẽ trả con và các anh con cho mẹ.”
Bài đọc 2: Rm 8, 31b-39
Thưa anh em, có Thiên Chúa bênh đỡ chúng ta, ai còn chống lại được chúng ta? Đến như chính Con Một, Thiên Chúa cũng chẳng tiếc, nhưng đã trao nộp vì hết thảy chúng ta. Một khi đã ban Người Con đó, lẽ nào Thiên Chúa lại chẳng rộng ban tất cả cho chúng ta? Ai sẽ buộc tội những người Thiên Chúa đã chọn? Chẳng lẽ Thiên Chúa, Đấng làm cho nên công chính? Ai sẽ kết án họ? Chẳng lẽ Đức Giê-su Ki-tô, Đấng đã chết, hơn nữa, đã sống lại, và đang ngự bên hữu Thiên Chúa mà chuyển cầu cho chúng ta? Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Ki-tô? Phải chăng là gian truân, khốn khổ, đói rách, hiểm nguy, bắt bớ, gươm giáo? Như có lời chép: Chính vì Ngài mà mỗi ngày chúng con bị giết, bị coi như bầy cừu để sát sinh. Nhưng trong mọi thử thách ấy, chúng ta toàn thắng nhờ Đấng đã yêu mến chúng ta. Đúng thế, tôi tin chắc rằng : cho dầu là sự chết hay sự sống, thiên thần hay ma vương quỷ lực, hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào, 39 trời cao hay vực thẳm, hay bất cứ một loài thọ tạo nào khác, không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Ki-tô Giê-su, Chúa chúng ta.
Tin Mừng: Lc 9, 23-26
Khi ấy, Đức Giê-su nói với mọi người rằng: “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo. Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì tôi, thì sẽ cứu được mạng sống ấy. Người nào được cả thế giới mà phải đánh mất chính mình hay là thiệt thân, thì nào có lợi gì? Ai xấu hổ vì tôi và những lời của tôi, thì Con Người cũng sẽ xấu hổ vì kẻ ấy, khi Người ngự đến trong vinh quang của mình, của Chúa Cha và các thánh thiên thần.”
SUY NIỆM:
 Hôm nay chúng ta mừng kỷ niệm 25 năm (1988 – 2013) lễ tôn vinh hiển thánh các vị thánh tử đạo tại Việt Nam. Ngày 19/06/1988, tại Rô-ma, chân phước Gioan Phao-lô II đã long trọng tôn phong 117 vị chân phước tử đạo tại Việt Nam lên hàng hiển thánh. Trong đó, gồm 96 người Việt Nam chúng ta và 21 vị thừa sai ngoại quốc. Đây chỉ là con số tiểu biểu trong hơn 130,000 con dân Việt đổ lấy chính mạng sống mình làm chứng cho đức tin ròng rã trong 300 năm đạo Chúa bị bắt bớ. Những lo toan bôn ba của cuộc sống hằng ngày không làm cản trở các ngài sống minh chứng cho tình yêu Chúa Kitô. Chính tình yêu Chúa Kitô đã khơi nguồn và là nền tảng và khơi nguồn cho sự trung kiên can trường của các ngài. Mỗi năm chúng ta mừng lễ kính các vị để nhắc nhở chúng ta nhớ ơn và tự hào về tấm gương cao cả các ngài đã để lại cho hậu thế.
Đúng vậy, noi gương cũng như tự hào về những tâm gương của các thánh tử đạo, chúng ta nhớ lại câu nói của thánh Phao-lô Nguyễn Văn Hiếu đã nói với quan trước khi lên pháp trường: “Thân xác tôi ở trong tay quan, quan muốn làm muốn làm khổ thế nào tùy ý, nhưng linh hồn tôi là của Chúa, không có gì tước đoạt được.” Các thánh tử đạo của chúng ta bị tước đoạt mọi của cải, lại còn bị bắt bớ và tra tấn bằng mọi cực hình ghê rợn. Nhưng nếu chỉ cần cái gật đầu từ chối đức tin của mình, bước qua cây thập giá là các ngài nhận lại được tất cả những gì đã mất kể cả cái quý giá nhất, mạng sống mình. Thế nhưng, các ngài chấp nhận mất tất cả, miễn sao không mất linh hồn. Qua đó, các ngài cho chúng ta thấy niềm tin mạnh mẽ vào Đức Kitô, niềm tin vào sự sống vinh hiển sau này. Không có gì chia lìa các ngài với đấng các ngài yêu mến.
Chúng ta nhớ lại hình ảnh thánh An-nê Le Thị Thành, trong cơn đau đớn vì bị tra tấn dã man, ngài đã nhắn nhủ với con gái của mình vào một dịp thăm mẹ: “Con chớ khóc làm chi, mẹ đeo hoa trên người mà. Con cứ về xem sóc cửa nhà, còn việc mẹ, cứ mặc mẹ. Con hãy chuyển lời mẹ bảo anh chị con coi sóc việc nhà, giữ đạo sốt sắng, sáng tối đọc kinh xem lễ, cầu nguyện cho mẹ vác thánh giá Chúa cho đến cùng. Chẳng bao lâu mẹ con ta sẽ đoàn tụ trên thiên đàng.” Chúng ta cũng hãy nghe tiếp lời nhắn nhủ của thánh Emmanuel Lê Văn Phụng cho con mình: “Con ơi, hãy nhận lấy kỷ vật của ba. Đây là ảnh Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Ảnh này quý hơn vàng bạc bội phần, con hãy luôn mang nơi cổ và trung thành cầu nguyện sớm chiều con nhé!” Đây là ba mẫu gương tiêu biểu cũng là ba bài học cho chúng ta ngày hôm nay.

Chúng ta nhìn gương sống các ngài rồi soi vào chính cuộc đời mình với đầy thử thách cam go, chúng ta ý thức niềm tin của mình để không có gì có thể tách chúng tar a khỏi lòng mến của Đức Giêsu Kitô.

November 25, 2013

Ai Là Vua Dời Tôi?

SUY NIỆM LỜI CHÚA
CN 24/11/2013 Lễ Chúa Kitô Vua - Lễ Trọng 
Bài đọc 1: 2 Sm 5, 1-3
Hồi đó, toàn thể các chi tộc Ít-ra-en đến gặp vua Đa-vít tại Khép-rôn và thưa: “Chúng tôi đây là cốt nhục của ngài. Ngay cả trước kia, khi ông Sa-un làm vua cai trị chúng tôi, chính ngài đã chỉ huy các cuộc hành quân của Ít-ra-en. Đức Chúa đã phán với ngài: ‘Chính ngươi sẽ chăn dắt Ít-ra-en, dân Ta, chính ngươi sẽ là người lãnh đạo Ít-ra-en’.” Toàn thể kỳ mục Ít-ra-en đến gặp vua tại Khép-rôn. Vua Đa-vít lập giao ước với họ tại Khép-rôn, trước nhan Đức Chúa. Rồi họ xức dầu tấn phong Đa-vít làm vua Ít-ra-en.
Bài đọc 2: Cl 1, 12-20
Thưa anh em, anh em hãy vui mừng cảm tạ Chúa Cha, đã làm cho anh em trở nên xứng đáng chung hưởng phần gia nghiệp của dân thánh trong cõi đầy ánh sáng. Người đã giải thoát chúng ta khỏi quyền lực tối tăm, và đưa vào vương quốc Thánh Tử chí ái; trong Thánh Tử, ta được ơn cứu chuộc, được thứ tha tội lỗi. Thánh Tử là hình ảnh Thiên Chúa vô hình, là trưởng tử sinh ra trước mọi loài thọ tạo, vì trong Người, muôn vật được tạo thành trên trời cùng dưới đất, hữu hình với vô hình. Dẫu là hàng dũng lực thần thiêng hay là bậc quyền năng thượng giới, tất cả đều do Thiên Chúa tạo dựng nhờ Người và cho Người. Người có trước muôn loài muôn vật, tất cả đều tồn tại trong Người.Người cũng là đầu của thân thể, nghĩa là đầu của Hội Thánh; Người là khởi nguyên, là trưởng tử trong số những người từ cõi chết sống lại, để trong mọi sự Người đứng hàng đầu. Vì Thiên Chúa đã muốn làm cho tất cả sự viên mãn hiện diện ở nơi Người, cũng như muốn nhờ Người mà làm cho muôn vật được hoà giải với mình. Nhờ máu Người đổ ra trên thập giá, Thiên Chúa đã đem lại bình an cho mọi loài dưới đất và muôn vật trên trời.
Tin Mừng: Lc 23, 35-43

Khi ấy, Đức Giê-su bị đóng đinh trên thập giá, dân chúng thì đứng nhìn, còn các thủ lãnh thì buông lời cười nhạo: “Hắn đã cứu người khác, thì cứu lấy mình đi, nếu thật hắn là Đấng Ki-tô của Thiên Chúa, là người được tuyển chọn!” Lính tráng cũng chế giễu Người. Chúng lại gần, đưa giấm cho Người uống và nói: “Nếu ông là vua dân Do-thái thì cứu lấy mình đi!” Phía trên đầu Người, có bản án viết: “Đây là vua người Do-thái.” Một trong hai tên gian phi bị treo trên thập giá cũng nhục mạ Người: “Ông không phải là Đấng Ki-tô sao? Hãy tự cứu mình đi, và cứu cả chúng tôi với!” Nhưng tên kia mắng nó: “Mày đang chịu chung một hình phạt, vậy mà cả Thiên Chúa, mày cũng không biết sợ! Chúng ta chịu như thế này là đích đáng, vì xứng với việc đã làm. Chứ ông này đâu có làm điều gì trái!” Rồi anh ta thưa với Đức Giê-su: “Ông Giê-su ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi!” Và Người nói với anh ta: “Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng.”
SUY NIỆM:
     Vì sao hằng năm chúng ta mừng lễ Chúa Kitô Vua vào tuần cuối cùng của năm phụng vụ?
Ở nước Anh tuần qua vừa xảy ra một vụ việc động trời, đó là một chú chó thân thương trong gia đình đã cắn chết cô chủ 4 tuổi của mình. Không ai có thể tin được điều này và các nhà khoa học bắt tay vào nghiên cứu. Cách đây khoảng chừng ba tháng, tại miền Tây, người con gái theo lời tình nhân đã giết mẹ mình. Con chó cắn chủ mình đã là một chuyện động trời. Vậy con giết mẹ thì như thế nào? Đây là chỉ sự giết chóc giữa một con người với một con người. Nhưng nhìn vào lịch sử qua hai cuộc thế chiến, bao nhiêu sinh mạng đã nằm xuống? Hơn bốn mươi triệu con người! Đây là giết hàng loạt. Vậy có ghê gớm không?
Nhìn vào chính mình, chúng ta phải thừa nhận rằng trong con người chúng ta luôn mang hai bản tính: tính thú và tính nhân. Khi nào tính nhân nổi lên thì sống rất hiền hòa, nhưng khi tính thú nổi lên thì không còn kiểm soát hành vi của mình. Nhìn lại tất cả các sự kiện, Đức Cố Giáo Hoàng Pio XI đã chọn ngày 11/12/1925 là ngày lễ Chúa Kitô Vua, đại diện cho vị vua của hòa bình và yêu thương. Vậy chúng ta có chọn vị vua này là gương mẫu và cùng đích cho cuộc đời mình không?
Khi nói đến vua thì phải có quân có lính, có người hầu hạ. Chúa Giêsu thì không. Thời đai ngày hôm nay nhìn vị trí vua ở những điểm khác như vua kinh tế, vua dầu hỏa, vua xe hơi, vua bóng đá, vua tình, vua tiền … Vậy ngày hôm nay tôn phong vị trí vua với những điều kiện nào? Cái gì hay nhất thì được cho làm vua. Có lẽ chúng ta chúng ta đang tôn thờ một trong những vị vua này. Nhưng chúng ta nói mình theo Chúa Giêsu, vậy lối sống của mình có giống lối sống của vua Giêsu không?
Thật vậy, mỗi người chúng ta là một vị vua. Chúng ta được lãnh nhận bí tích rửa tội, nhắc nhở chúng tat ham dự vào các chức vụ tư tế, ngôn sứ vương đế. Vậy đó là gì? Thưa là vua! Đó là cái trong mỗi người chúng ta. Vì vậy chúng ta luôn luôn có tính cạnh tranh vì muốn thống trị và hơn người. Thử nhìn xem, khi ra đường ai cũng muốn mình vượt trước người khác. Chúng ta nhìn vị vua Giêsu để xem vị vua này có ngai có tòa không? Thưa không nhưng là cây thập giá. Nhìn những linh mục trong nhà thờ, mỗi người đều có cái ngai nho nhỏ riêng cho mình, một chiếc ghế to lớn oai phong. Gương sống của Đức Giáo Hoàng Phanxico là một ví dụ cụ thể trong việc thay đổi não trạng của các ông vua con. Khi ngài nắm giữ vị trị Đức Giáo Hoàng, ngài đã yêu cầu đổi chiếc ghế của mình. Điều này nói lên sự chấp nhận từ bỏ uy quyền. Hôm nay vua không phải là vậy. Nhìn thầy Giêsu, cuối cùng bị treo trên thập giá giữa hai tên tử tội.
Hôm nay chúng ta mừng lễ Chúa Kitô vua là cơ hội để nhìn lại ý nghĩa cuộc đời mình, vị Vua Giêsu có chiếm hữu được lòng chúng ta không để giúp mình từ bỏ tính thú, ham muốn danh vọng thay vào cái nhìn trong sáng, thánh thoát. Để chúng ta cũng học từ vị vua hòa mình này một thái độ dám quỳ xuống rửa chân, dám cho phép mình đụng chạm vào những con người đau khổ thể xác cũng như tinh thần. Xin cho mỗi người chúng ta biết đặt Chúa Giêsu là vị vua duy nhất của cuộc đời mình và để Ngài biến đổi chúng ta nên giống hình ảnh Ngài.


Còn gì? Mất gì?

SUY NIỆM LỜI CHÚA
Thứ Bảy 23/11/2013 sau CN XXXIII TN
Bài đọc: Mcb 6, 1-13
Hồi đó, vua An-ti-ô-khô rảo khắp các miền thượng du. Vua nghe tin ở Ba-tư có thành Ê-ly-mai, một thành nổi tiếng vì nhiều của cải vàng bạc. Đền thờ trong thành cũng có nhiều báu vật, có cả những mảnh giáp trụ bằng vàng, có áo giáp và vũ khí mà con vua Phi-líp-phê là A-lê-xan-đê đã để lại; ông này là vua miền Ma-kê-đô-ni-a và là người đầu tiên cai trị nước Hy-lạp. Vậy vua An-ti-ô-khô đã tới đó, tìm cách đánh chiếm và cướp phá thành, nhưng không thành công, vì dân trong thành đã hay tin trước. Họ đứng lên giao chiến chống lại vua khiến vua phải bỏ chạy về Ba-by-lon, lòng buồn não ruột. Bấy giờ vua đang ở Ba-tư. Có người đến báo cho vua biết là các đoàn quân sang đất Giu-đa đã bị thảm bại: Tướng Ly-xi-a chỉ huy đoàn quân tinh nhuệ nhất đã bị người Do-thái đẩy lui. Những người này càng thêm mạnh nhờ vũ khí, quân nhu và và nhiều chiến lợi phẩm thu được của những đoàn quân đã bị họ đánh tan tành. Họ đã triệt hạ Đồ ghê tởm do vua xây ở trên bàn thờ dâng lễ toàn thiêu tại Giê-ru-sa-lem, rồi xây tường luỹ cao chung quanh Thánh Điện giống như ngày xưa. Cả thành Bết Xua của vua, họ cũng xây như vậy. Nghe tin ấy, vua rất đỗi kinh hoàng. Vua lâm bệnh liệt giường vì phiền não, lại cũng vì sự việc không diễn ra như lòng mong ước. Vua nằm liệt như thế đã lâu, nỗi buồn cứ ngày đêm ray rứt. Tưởng như ngày chết đã gần kề, 10 vua cho vời bạn hữu đến và nói: “Tôi không thể chợp mắt, vì nỗi âu lo canh cánh bên lòng. Tôi tự nhủ: Tại sao giờ đây tôi phải điêu đứng khổ sở như thế này? Trước kia, khi đang cầm quyền, tôi hạnh phúc và được yêu mến biết bao! Nhưng bây giờ, nhớ lại thời ở Giê-ru-sa-lem, tôi đã lấy mọi vật dụng bằng bạc bằng vàng, đã sai người đi tiêu diệt dân cư ở miền Giu-đa mà không có lý do chính đáng. Hồi tưởng lại những hành vi tàn bạo đó, tôi biết chắc rằng chính vì thế mà tôi gặp phải bao nhiêu tai biến, và giờ đây sắp phải chết nơi đất khách quê người vì buồn phiền vô hạn.”
Tin Mừng: Lc 20, 27-40
Khi ấy, có mấy người thuộc nhóm Xa-đốc đến gặp Đức Giê-su. Nhóm này chủ trương không có sự sống lại. Mấy người ấy hỏi Đức Giê-su: “Thưa Thầy, ông Mô-sê có viết cho chúng ta điều luật này: Nếu anh hay em của người nào chết đi, đã có vợ mà không có con, thì người ấy phải lấy nàng, để sinh con nối dòng cho anh hay em mình. Vậy nhà kia có bảy anh em trai. Người anh cả lấy vợ, nhưng chưa có con thì đã chết. Người thứ hai, rồi người thứ ba đã lấy người vợ goá ấy. Cứ như vậy, bảy anh em đều chết đi mà không để lại đứa con nào. Cuối cùng, người đàn bà ấy cũng chết. Vậy trong ngày sống lại, người đàn bà ấy sẽ là vợ ai, vì cả bảy đều đã lấy nàng làm vợ?” Đức Giê-su đáp: “Con cái đời này cưới vợ lấy chồng, chứ những ai được xét là đáng hưởng phúc đời sau và sống lại từ cõi chết, thì không cưới vợ cũng chẳng lấy chồng. Quả thật, họ không thể chết nữa, vì được ngang hàng với các thiên thần. Họ là con cái Thiên Chúa, vì là con cái sự sống lại. Còn về vấn đề kẻ chết trỗi dậy, thì chính ông Mô-sê cũng đã cho thấy trong đoạn văn nói về bụi gai, khi ông gọi Đức Chúa là Thiên Chúa của tổ phụ Áp-ra-ham, Thiên Chúa của tổ phụ I-xa-ác, và Thiên Chúa của tổ phụ Gia-cóp. Mà Người không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng là Thiên Chúa của kẻ sống, vì đối với Người, tất cả đều đang sống.” Bấy giờ có mấy người thuộc nhóm kinh sư lên tiếng nói: “Thưa Thầy, Thầy nói hay lắm.” Thế là họ không dám chất vấn Người điều gì nữa.
SUY NIỆM:
      Điều gì sẽ xảy sau khi chúng ta chết? Chúng ta vẫn còn nhớ tên của nhau chứ nếu gặp nhau trên thiêng đàng? Chúng ta sẽ cảm nhận về nhau nếu gặp lại nhau trên thiên đàng? Chúng ta đều không biết câu trả lời vì chưa ai chết cả. Nhưng có một điều chắc chắn là sẽ tới ngày chúng ta cũng sẽ phải rời khỏi thế gian này như một kẻ tay trắng và chịu lệ thuộc hoàn toàn vào sự nhân từ của người khác. Cái chết này có phải là cuối cùng không? Dĩ nhiên là không. Chúng ta là những Kitô hữu, chúng ta tin rằng thể xác chúng ta chết đi là sự bắt đầu cho một cuộc sống vĩnh cữu với Chúa Giêsu trên thiên quốc của Ngài. Những người Xa-đốc không tin có sự sống lại nên đã hỏi Chúa Giêsu về bảy anh em đã cưới cùng một người phụ nữ. Vậy trong ngày sống lại thì người phụ này thuộc về người đàn ông nào? Chúa Giêsu khôn ngoan trả lời họ: “Con cái đời này cưới vợ lấy chồng, chứ những ai được xét là đáng hưởng phúc đời sau và sống lại từ cõi chết, thì không cưới vợ cũng chẳng lấy chồng. Quả thật, họ không thể chết nữa, vì được ngang hàng với các thiên thần. Họ là con cái Thiên Chúa, vì là con cái sự sống lại. Còn về vấn đề kẻ chết trỗi dậy, thì chính ông Mô-sê cũng đã cho thấy trong đoạn văn nói về bụi gai, khi ông gọi Đức Chúa là Thiên Chúa của tổ phụ Áp-ra-ham, Thiên Chúa của tổ phụ I-xa-ác, và Thiên Chúa của tổ phụ Gia-cóp. Mà Người không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng là Thiên Chúa của kẻ sống, vì đối với Người, tất cả đều đang sống.” (Lc 20, 34 – 35)
       Nhiều người trong chúng ta cũng có thể có cùng sự quan tâm như những người Xa-đốc, điều gì sẽ xảy ra cho tôi và cho bạn sau khi chết? Không ai biết được. Vậy thay vì mất nhiều thời gian và trí tưởng tưởng cho ngày đó thì hãy sống thật tốt trong giây phút hiện tại. Nếu chúng ta thật sự sống chứng nhân Chúa Giêsu nơi chính cuộc sống hằng ngày của mình, chúng ta sẽ không còn bận tâm về điều gì sẽ xảy ra cho cuộc sống mai sau của mình.

      Ước gì mỗi người chúng ta tìm thấy được thiên đàng nơi chính cuộc sống của mình và tha nhân. 

Hành Vi Thể Hiện Tấm Lòng

SUY NIỆM LỜI CHÚA
Thứ Sáu 22/11/2013 Lễ Kính Thánh Cecilia
Bài đọc: Mcb 4, 36-37. 52-5
Bấy giờ, ông Giu-đa và các anh em nói: “Này, kẻ thù của chúng ta đã bị đập tan, chúng ta hãy lên thanh tẩy và cung hiến Nơi Thánh.” Tất cả đoàn quân tập hợp lại và lên núi Xi-on.
Ngày hai mươi lăm tháng chín –tức là tháng Kít-lêu- năm một trăm bốn mươi tám, họ dậy sớm theo như Luật truyền, họ dâng lễ tế trên bàn thờ dâng lễ toàn thiêu họ vừa mới xây. Họ đã cử hành lễ cung hiến bàn thờ giữa tiếng đàn tiếng hát, tiếng hạc cầm và tiếng não bạt, vào đúng lúc đúng ngày trước đây dân ngoại đã làm cho ra ô uế. Toàn dân sấp mặt xuống thờ lạy và chúc tụng Trời, Đấng đã giúp họ thành công. Họ cử hành lễ cung hiến bàn thờ trong tám ngày liên tục, hoan hỷ dâng lễ toàn thiêu, hy lễ hiệp thông và tạ ơn. Họ lấy các triều thiên bằng vàng và những tấm biển mà trang trí mặt tiền Đền Thờ, đồng thời cũng sửa sang các lối ra vào, các phòng ốc và làm lại các cửa phòng. Dân chúng vui mừng khôn kể xiết và quên hẳn nỗi nhục nhằn dân ngoại đã gây ra. Ông Giu-đa cùng với anh em và toàn thể đại hội Ít-ra-en quyết định là hằng năm, trong thời gian tám ngày từ hai mươi lăm tháng Kít-lêu, phải cử hành lễ Cung Hiến bàn thờ thật tưng bừng rộn rã.
Tin Mừng: Lc 19, 45-48
Khi ấy, Đức Giê-su vào Đền Thờ, Người bắt đầu đuổi những kẻ đang buôn bán và nói với họ: “Đã có lời chép rằng: Nhà Ta sẽ là nhà cầu nguyện, thế mà các người đã biến thành sào huyệt của bọn cướp!”Hằng ngày, Người giảng dạy trong Đền Thờ. Các thượng tế và kinh sư tìm cách giết Người, cả các thân hào trong dân cũng vậy. Nhưng họ không biết phải làm sao, vì toàn dân say mê nghe Người.
SUY NIỆM:
     Sau khi tẩy rửa sự ô uế của đền thờ nơi Chúa Giêsu đã giảng dạy hằng ngày, Ngài vẫn còn dạy dỗ chúng ta cho đến ngày hôm nay. Ngày dạy chúng ta sống đúng và xứng đáng với vị trí là con Thiên Chúa. Những thứ chúng ta đang thu vén cho mình, chẳng bảo đảm cho ta một vé nước trời nếu ta không biết sử dụng chúng khôn ngoan. Người đời luôn dạy chúng ta sống theo lề thói của họ và đi ngược với chân lý sống của Thiên Chúa là sự hy sinh, sự đơn giản và hài hòa.
Thử đoán xem, năm xưa Chúa Giêsu đã dạy những bài học gì trong đền thờ? Có lẽ là thái độ khi vào bên trong đền thờ? Hoặc Ngài đã dạy dân chúng về giá trị cuộc sống và lối sống của người con Thiên Chúa? Có mẫu mực nào để biết đâu là lối sống của người con Chúa? Dĩ nhiên là có. Không ai khác ngoài gương sống của Chúa Giêsu. Vậy chúng ta có dám bắt chước sống theo lối Ngài sống không?
Chúng ta hãy cũng là những nhà giáo dục, những con người dạy cho thế hệ trẻ về một hình ảnh Giêsu yêu thương, dạy cho chúng biết tôn trọng và trang nghiêm mỗi khi bước chân vào nơi thánh. Hãy cùng dạy cho các bạn trẻ lối sống của Chúa Giêsu qua chính cách sống của chúng ta. Đó là chứng từ sống động và mạnh mẽ nhất dành cho người trẻ.

            

November 24, 2013

Chọn Lựa Cho Cuộc Đời

SUY NIỆM LỜI CHÚA
Thứ Năm 21/11/2013 - Đức Mẹ Dâng Mình Vào Đền Thờ
Bài đọc:  Mac 2:15-29
Các viên chức của vua An-ti-ô-khô, những người có nhiệm vụ cưỡng bức người Do-thái chối đạo, đã tới thành Mô-đin để tế thần. Nhiều người Ít-ra-en đã đến theo chúng. Nhưng ông Mát-tít-gia và các con thì họp lại thành nhóm riêng. Các viên chức của vua lên tiếng nói với ông Mát-tít-gia rằng: "Ông là thủ lãnh, là người có danh giá, là bậc vị vọng trong thành này, lại được con cái và anh em ủng hộ. Vậy xin mời ông tiến lên làm người đầu tiên thi hành chỉ dụ của đức vua, giống như tất cả các dân tộc, các người Giu-đa và những người còn ở lại Giê-ru-sa-lem đã làm. Rồi ông và các con sẽ được kể vào số bạn hữu đức vua, sẽ được danh giá, được nhiều vàng bạc và bổng lộc." Ông Mát-tít-gia lớn tiếng đáp lại: "Cho dù tất cả các dân tộc trong vương quốc của vua có nghe lời vua và ai cũng chối bỏ việc thờ phượng của cha ông mình và tuân theo lệnh vua, thì tôi, các con tôi và anh em tôi, chúng tôi vẫn trung thành với Giao Ước của cha ông chúng tôi. Không đời nào chúng tôi bỏ Lề Luật và các tập tục! Chúng tôi sẽ không tuân theo lệnh vua mà bỏ việc thờ phượng của chúng tôi để xiêu bên phải, vẹo bên trái." Ông vừa dứt lời thì có một người Do-thái công khai tiến ra tế thần trên bàn thờ ở Mô-đin theo như chỉ dụ của vua. Trước cảnh tượng đó, ông Mát-tít-gia bừng lửa nhiệt thành, ruột gan ông sôi sục, lòng đạo đức khiến ông nổi giận đùng đùng: ông nhào tới hạ sát hắn ngay tại bàn thờ. Ông cũng giết luôn viên chức của vua có nhiệm vụ cưỡng bức người Do-thái tế thần. Rồi ông phá đổ bàn thờ. Ông bừng lửa nhiệt thành đối với Lề Luật giống như ông Pin-khát trong vụ Dim-ri, con của Xa-lu. Rồi ông Mát-tít-gia rảo khắp thành và hô lớn tiếng: "Ai nhiệt thành với Lề Luật và tuân giữ Giao Ước, hãy theo tôi!" Sau đó, ông và các con trốn lên núi, bỏ lại trong thành tất cả tài sản. Bấy giờ, nhiều người Do-thái muốn sống công minh chính trực đã xuống hoang địa và lập cư tại đó.
Phúc Âm: Lc 19, 41 – 44
Khi đến gần Giê-ru-sa-lem và trông thấy thành, Đức Giê-su khóc thương mà nói: "Phải chi ngày hôm nay ngươi cũng nhận ra những gì đem lại bình an cho ngươi! Nhưng hiện giờ, điều ấy còn bị che khuất, mắt ngươi không thấy được. Thật vậy, sẽ tới những ngày quân thù đắp luỹ chung quanh, bao vây và công hãm ngươi tư bề. Chúng sẽ đè bẹp ngươi và con cái đang ở giữa ngươi, và sẽ không để hòn đá nào trên hòn đá nào, vì ngươi đã không nhận biết thời giờ ngươi được Thiên Chúa viếng thăm."
SUY NIỆM:
            Cơn bão Haiyan đổ bộ vào Philippines sau đó vào miền Bắc Việt Nam đã để lại những cảnh tang thương mà có lẽ người dân Philippines khó lòng được chữa lành. Nhưng còn tại Việt Nam thì sao? Cơn bão suy yếu dần rồi cũng đổ bộ vào Việt Nam, nhưng sự nguy hại của nó không đáng kể. Đây là câu chuyện cũng là kinh nghiệm của những con người biết lắng nghe và vâng theo sự hướng dẫn của người có trách nhiệm.
Trong thời gian hoạt động của Chúa Giêsu, Ngài cũng đã kêu gọi sự thống hối. Một số ít đáp lời, nhưng hầu như không ai lắng nghe. Hơn nữa, họ tiếp tục theo đuổi lối sống khoái lạc chóng vánh để che lắp những nỗi cô đơn trống rỗng trong tâm hồn họ.
Nhìn vào chính cuộc sống mỗi người chúng ta, cách sống của mình như thế nào? Chúng ta có nhìn thấy và lắng nghe thổn thức của con tim cần một sự đổi mới không? Biết bao điềm mà Đức Giê-su nói về ngày cùng tận của thế gian đang xảy ra trước mắt chúng ta, nhưng dường như chúng không ảnh hưởng gì đến thái độ nội tâm của chúng ta và của bao người chung quanh. Chúng ta vẫn sống như thể mình sẽ tồn tại mãi, như thể địa vị và hoàn cảnh tốt đẹp của mình sẽ tồn tại mãi, như thể thế gian và mọi sự trong đó sẽ tồn tại mãi!
Với tất cả sự khiêm tốn, xin Chúa cho mỗi người chúng ta ý thức hơn sự chọn lựa và thái độ sống ngu xuẩn mình để biết tỉnh thức như Đức Giê-su đã cảnh báo, để khi ngày cùng tận ấy xảy đến, chúng ta vẫn luôn đứng vững trước mặt Chúa.


November 20, 2013

Quà Tặng của Thiên Chúa

SUY NIỆM LỜI CHÚA
Thứ tư 20/11/2013 sau CN XXXIII TN
Bài đọc: Mcb 7, 1. 20-31
Hồi ấy, có bảy anh em bị bắt cùng với bà mẹ. Vua An-ti-ô-khô cho lấy roi và gân bò mà đánh họ, để bắt họ ăn thịt heo là thức ăn luật Mô-sê cấm. Bà mẹ là người rất mực xứng đáng cho ta khâm phục và kính cẩn ghi nhớ. Bà thấy bảy người con trai phải chết nội trong có một ngày, thế mà bà vẫn can đảm chịu đựng nhờ niềm trông cậy bà đặt nơi Đức Chúa. Bà dùng tiếng mẹ đẻ mà khuyến khích từng người một, lòng bà đầy tâm tình cao thượng; lời lẽ của bà tuy là của một người phụ nữ, nhưng lại sôi sục một chí khí nam nhi; bà nói với các con: “Mẹ không rõ các con đã thành hình trong lòng mẹ thế nào. Không phải mẹ ban cho các con thần khí và sự sống. Cũng không phải mẹ sắp đặt các phần cơ thể cho mỗi người trong các con. Chính Đấng Tạo Hoá càn khôn đã nắn đúc nên loài người, và đã sáng tạo nguồn gốc muôn loài. Chính Người do lòng thương xót, cũng sẽ trả lại cho các con thần khí và sự sống, bởi vì bây giờ các con trọng Luật Lệ của Người hơn bản thân mình.” Vua An-ti-ô-khô cho là người mẹ sỉ nhục mình nhưng vẫn khinh thường những lời mạt sát đó. Bởi vậy chẳng những vua khuyên người con trai út còn sống sót, mà lại thề hứa làm cho anh được giàu sang hạnh phúc, nếu anh bỏ tục lệ của tổ tiên. Ngoài ra, vua còn coi anh là bạn hữu và trao cho anh những chức vụ quan trọng. Nhưng vì người thiếu niên không thèm để ý gì tới, nên vua mới cho gọi bà mẹ đến và nhờ bà khuyên nhủ hầu cứu mạng cho anh. Vua phải mất nhiều lời bà mới bằng lòng thuyết phục người con. Nghiêng mình về phía anh, bà chế nhạo tên bạo chúa và dùng tiếng mẹ đẻ nói với anh những lời sau đây: “Con ơi, con hãy thương mẹ: chín tháng cưu mang, ba năm bú mớm, mẹ đã nuôi nấng dạy dỗ con đến ngần này tuổi đầu. Mẹ xin con hãy nhìn xem trời đất và muôn loài trong đó, mà nhận biết rằng Thiên Chúa đã làm nên tất cả từ hư vô, và loài người cũng được tạo thành như vậy. Con đừng sợ tên đao phủ này; nhưng hãy tỏ ra xứng đáng với các anh con, mà chấp nhận cái chết, để đến ngày Chúa thương xót, Người sẽ trả con và các anh con cho mẹ.” Bà vừa dứt lời thì người thiếu niên nói: “Các người còn chờ đợi gì nữa, tôi chẳng nghe theo lệnh vua đâu, nhưng tôi chỉ vâng theo lệnh của Lề Luật Thiên Chúa đã ban cho cha ông chúng tôi qua ông Mô-sê. Còn vua đã bày ra đủ thứ trò độc ác để hại người Híp-ri, vua sẽ chẳng thoát khỏi bàn tay Thiên Chúa.”
Tin Mừng: Lc 19, 11-28
Khi ấy, dân chúng đang nghe Đức Giê-su, thì Người kể thêm cho họ một dụ ngôn, vì Người đang ở gần Giê-ru-sa-lem và vì họ tưởng là Triều Đại Thiên Chúa sắp xuất hiện đến nơi rồi. Vậy Người nói: “Có một người quý tộc kia trẩy đi phương xa lãnh nhận vương quyền, rồi trở về. Ông gọi mười người trong các tôi tớ của ông đến, phát cho họ mười nén bạc và nói với họ: ‘Hãy lo làm ăn sinh lợi cho tới khi tôi đến.’ Nhưng đồng bào ông ghét ông, nên họ cử một phái đoàn đến sau ông để nói rằng: ‘Chúng tôi không muốn ông này làm vua chúng tôi.’ “Sau khi lãnh nhận vương quyền, ông trở về. Bấy giờ ông truyền gọi những đầy tớ ông đã giao bạc cho, để xem mỗi người làm ăn sinh lợi được bao nhiêu. Người thứ nhất đến trình: ‘Thưa ngài, nén bạc của ngài đã sinh lợi được mười nén.’ Ông bảo người ấy: ‘Khá lắm, hỡi đầy tớ tài giỏi! Vì anh đã trung thành trong việc rất nhỏ, thì hãy cầm quyền cai trị mười thành.’ Người thứ hai đến trình: ‘Thưa ngài, nén bạc của ngài đã làm lợi được năm nén.’ Ông cũng bảo người ấy: ‘Anh cũng vậy, anh hãy cai trị năm thành.’ Rồi người thứ ba đến trình: ‘Thưa ngài, nén bạc của ngài đây, tôi đã bọc khăn giữ kỹ. Tôi sợ ngài, vì ngài là người khắc nghiệt, đòi cái không gửi, gặt cái không gieo.’ Ông nói: ‘Hỡi đầy tớ tồi tệ! Tôi cứ lời miệng anh mà xử anh. Anh đã biết tôi là người khắc nghiệt, đòi cái không gửi, gặt cái không gieo. Thế sao anh không gửi bạc của tôi vào ngân hàng? Có vậy, khi tôi đến, tôi mới rút ra được cả vốn lẫn lời chứ!’ Rồi ông bảo những người đứng đó: ‘Lấy lại nén bạc nó giữ mà đưa cho người đã có mười nén.’ Họ thưa ông: ‘Thưa ngài, anh ấy có mười nén rồi!’ Ông đáp lại: ‘Tôi nói cho các anh hay: phàm ai đã có, thì sẽ được cho thêm; còn ai không có, thì ngay cái nó đang có cũng sẽ bị lấy đi. ‘Còn bọn thù địch của tôi kia, những người không muốn tôi làm vua cai trị chúng, thì hãy dẫn chúng lại đây và giết chết trước mặt tôi.’” Đức Giê-su nói những lời ấy xong, thì dẫn đầu các môn đệ, tiến lên Giê-ru-sa-lem.
SUY NIỆM:
    Có một bà góa kia, chồng chết sớm và có một con trai duy nhất. Anh này cũng bị đau nặng và rồi cũng qua đời. Bà rất buồn và khóc thương cho số phận hẩm hiu của mình. Hàng xóm cũng chạnh lòng thương nhưng rồi việc ai nấy làm, sự quan tâm cũng nhạt nhòa dần. Cạnh nhà bà có một cô bé, cô thường hay chạy qua nhà bà. Người mẹ ngạc nhiên và âu yếm hỏi con gái: “Con sang nhà bà làm gì vậy?” Cô bé đơn sơ trả lời: “Mẹ ơi, con chẳng biết nói gì, biết làm gì, con chỉ biết ngồi khóc với bà.” Quả vậy, em bé này không có khả năng gì để chia sẻ sự đau đớn mất mát của người hàng xóm, thôi thì em dùng khả năng tối thiểu của mình là ngồi khóc, an ủi bà góa này.
      Bài Tin Mừng hôm nay, Thiên Chúa nói đến việc giao phó của cải vật chất và tinh thần cho chúng ta, để chúng ta quản lý, sử dụng cho công việc nước Chúa như những người làm công được ông chủ giao cho mỗi người mỗi nén bạc khác nhau. Điều duy nhất ông chủ chờ mong là sinh lợi từ những nén bạc đó. Thật vậy, Thiên Chúa ban cho chúng ta rất nhiều tài năng, có điều chúng ta có biết sinh lợi từ nó không? Tội lớn nhất là lãng phí! Lãng phí tài năng không chỉ là sự coi thường chính mình mà coi thường cả Thiên Chúa, người ban cho chúng ta những tài năng này. Thử hỏi chúng ta có những tài năng gì? Chúng ta đã và đang sử dụng nó như thế nào? Nén bạc đã được sinh lợi chưa? Vì vậy chúng ta được mời gọi ý thức lại những nén bạc mình có để làm phát triển lên qua công việc phục vụ Chúa, phục vụ tha nhân.

            

 
Back to Top