SUY NIỆM LỜI
CHÚA
Thứ Sáu
01/11/2013
Lễ Các Thánh
Nam Nữ - Lễ Trọng
Bài đọc 1: Kh 7,2-4.9-14
Tôi là Gio-an, tôi thấy
một thiên thần mang ấn của Thiên Chúa hằng sống, từ phía mặt trời mọc đi lên.
Thiên thần ấy lớn tiếng gọi bốn thiên thần khác, là những vị được quyền phá hại
đất liền và biển cả. Thiên thần ấy nói: “Xin đừng phá hại đất liền,
biển cả và cây cối, trước khi chúng tôi đóng ấn trên trán các tôi tớ của Thiên
Chúa chúng ta”. Rồi tôi nghe nói đến con số những người được
đóng ấn: một trăm bốn mươi bốn ngàn người thuộc mọi chi tộc con cái Ít-ra-en.
Sau đó, tôi thấy: một
đoàn người thật đông không tài nào đếm nổi, thuộc mọi dân, mọi chi tộc, mọi nước
và mọi ngôn ngữ. Họ đứng trước ngai và trước Con Chiên, mình mặc áo trắng, tay
cầm nhành lá thiên tuế. Họ lớn tiếng tung hô: “Chính Thiên Chúa chúng
ta, Đấng ngự trên ngai, và chính Con Chiên đã cứu độ chúng ta.” Tất cả các thiên thần
đều đứng chung quanh ngai, chung quanh các Kỳ Mục và bốn Con Vật. Họ đều sấp mặt
xuống, phủ phục trước ngai và thờ lạy Thiên Chúa mà tung hô rằng: “A-men ! Xin kính
dâng Thiên Chúa chúng ta lời chúc tụng và vinh quang, sự
khôn ngoan và lời tạ ơn, danh dự, uy quyền và sức mạnh, đến muôn thuở
muôn đời ! A-men !” Một trong các Kỳ Mục lên tiếng hỏi tôi: “Những người mặc
áo trắng kia là ai vậy ? Họ từ đâu đến ?” Tôi trả lời: “Thưa Ngài, Ngài
biết đó.” Vị ấy bảo tôi : “Họ là những người đã đến, sau khi trải qua cơn thử
thách lớn lao. Họ đã giặt sạch và tẩy trắng áo mình trong máu Con Chiên.
Bài đọc 2: 1Ga 3, 1 - 3
Anh em thân mến, anh em
hãy xem Chúa Cha yêu chúng ta dường nào: Người yêu đến nỗi
cho chúng ta được gọi là
con Thiên Chúa – mà thực sự chúng ta là con Thiên Chúa.
Sở dĩ thế gian không nhận
biết chúng ta, là vì thế gian đã không biết Người.
Anh em thân mến, hiện giờ
chúng ta là con Thiên Chúa; nhưng chúng ta sẽ như thế nào, điều ấy chưa được bày tỏ.
Chúng ta biết rằng khi Đức
Ki-tô xuất hiện, chúng ta sẽ nên giống như Người, vì Người thế nào, chúng ta sẽ thấy
Người như vậy. Phàm ai đặt hy vọng như thế vào Đức Ki-tô
thì làm cho mình nên
thanh sạch như Người là Đấng thanh sạch.”
Tin
Mừng: Mt 5,1-12a
Khi ấy, thấy đám
đông, Đức Giê-su lên núi. Người ngồi xuống, các môn đệ đến gần bên. Người lên tiếng dạy
họ rằng:“Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ. Phúc thay ai hiền lành, vì họ sẽ được Đất Hứa làm gia nghiệp. Phúc thay ai sầu khổ, vì
họ sẽ được Thiên Chúa ủi an. Phúc thay ai
khát khao nên người công chính, vì họ sẽ
được Thiên Chúa cho thoả lòng. Phúc thay
ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên
Chúa xót thương. Phúc thay ai có tâm hồn
trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên
Chúa. Phúc thay ai xây dựng hoà bình,
vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa. Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính, vì Nước Trời là của họ. Phúc thay anh em khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại
và vu khống đủ điều xấu xa. Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao.”
Suy Niệm:
Ông
Môsê đã nói với dân Israel “Hãy thánh, vì
Ta Thánh!” (1Pr 1, 16). Một câu nói ngắn ngủi nhưng có tới hai từ Thánh. Vậy
Thánh ở đây được hiểu như thế nào? Từ Thánh đầu tiên và từ Thánh thứ hai có giống
nghĩa với nhau không hay có những khác biệt?
Từ
Thánh được hiểu là được tách riêng ra để dành riêng cho Thiên Chúa. Tất cả những
gì con người cầu khẩn, dâng tiến Thiên Chúa đều được thánh hóa để trở nên của lễ
đẹp lòng Chúa. “Hãy Thánh!” xem ra từ
thánh này dành cho con người. Bởi vì mời gọi con người nên thánh. Nên thánh ấy
theo quan điểm dân Do Thái, con người cần phải sống thánh thiện hơn, đàng hoàng
hơn. Con người phải sửa đổi mình từ bên trong ra bên ngoài, từ những mối tương
quan, sinh hoạt hằng ngày cho đến đời sống tín ngưỡng, qua các nghi lễ phụng tự.
Thánh đã trở thành luật thánh của Israel. Ai tuân thủ luật thánh ấy là những
người xứng đáng làm dân thánh, dân Người tuyển chọn. Còn không họ là những người
bị nguyền rủa.
Nhưng
“Ta là Đấng Thánh” từ Thánh được viết
hoa ấy, từ Thánh thứ hai cho chúng ta thấy đây là Thiên Chúa chúng ta, Đấng
siêu việt vô. Không có ngôn ngữ nào, định nghĩa nào có thể diễn tả được hết từ
Thánh này. Bởi vì từ Thánh này bao hàm cả ý nghĩa tốt đẹp nhất làm thánh nhất
dành cho Ngài – Đấng thánh thiện, Đấng giàu có, Đấng quyền năng. Sự giàu có,
quyền năng và thánh thiện ấy cũng chưa đủ để diễn tả hết. Hơn thế nữa, Đấng Thánh
này chia sẻ với chúng ta kinh nghiệm của tình yêu, lòng quảng đại sẻ chia mà Thần
Học Tân Ước đã khai triển rất rộng rãi. Sự thánh thiện ấy được thể hiện qua lời
và việc hy sinh mạng sống cho nhân loại, để nhân loại được ôn cứu độ. Xem ra “Hãy Thánh vì Ta là Thánh” còn là một lời
mời gọi nhưng cũng là mệnh lệnh cho mỗi người chúng ta nữa. Là một lời mời gọi,
nghĩa là hết sức tôn trọng quyết định và tự do của chúng ta để chúng ta tự chủ,
chủ động bước vào sự thánh thiện. Và nó cũng là một mệnh lệnh cho những ai tuân
thủ thì sẽ được sống dồi dào, sống bình an. Và nếu ai không tuân thủ thì sẽ chịu
nhiều mất mát. Nghe và suy ngẫm, rõ ràng lời mời gọi này có tính bắt buộc. Vì vậy,
để trở nên thánh ấy không phải là một cái gì đó gò bó, áp lực để mang con người
đến sực hiềm khích và khó khăn.
“Hãy thánh, vì Ta là Thánh!” Đây không phải
là lời mời gọi chỉ dành riêng cho dân Israel nhưng là lời mời gọi cho muôn ngàn
thế hệ và cả thế hệ chúng ta nữa, những con người đang ngồi đây để mừng lễ các
thánh. Hưởng ứng lời mời gọi từ xa xưa ấy, chúng ta hãy noi gương các vị thánh nam
nữ trên trời hay những vị thánh được biết đến do được Giáo Hội tôn phong đang
vui sống trong nước Chúa. Họ đã sống trên trần gian này. Tuy tất cả đều mang
thân phận tội lỗi, nhưng họ đã dâng hiến cuộc đời mình một cách thánh thiện và
tách biệt ra khỏi những tội lụy để được nên thánh cho Thiên Chúa. Tách biệt này
được thể hiện qua cuộc sống của các ngài. Các ngài đã cố gắng để sống và hiến
trọn đời mình. Nhưng còn hơn thế nữa, các ngài được cất nhắc để sống trong ân sủng
đặc biệt để rồi qua muôn ngàn thế hệ học hỏi và bắt chước theo. Rõ ràng rằng mỗi
người chúng ta được rửa tội và mang theo mình một tên thánh. Đời sống của các
ngài là quà thánh của Đức Giêsu Kitô. Các ngài đã sống trọn vẹn con người ấy.
Chúng ta đều được mời gọi nên thánh theo gương thánh mà chúng ta mang tên ngài.
Theo
chân Chúa Giêsu là theo một con người hết sức thánh thiện, sự thánh thiện ấy là
luôn mong mỏi, khát khao để vươn tới. Như chúng ta thấy, mỗi vị thánh có một
cách theo chân Chúa khác nhau. Và cũng có những cách khác nhau trong từng cá
nhân, từng đời sống, từng đoàn thể. Có người thì luôn khấn hứa với Chúa trở
thành một người nhiệt thành qua đời sống cầu nguyện, ăn chay, hãm mình. Có người
thì khao khát cả cuộc đời này sống để chỉ làm bác ái. Có người thì khao khát hiến
thân phục vụ người này người khác nhát là những người nghèo khó, bệnh tật, ốm
đau. Có nhiều linh đạo khác nhau, nhưng
tất cả đều có chung một ước muốn trở thành những con người thánh thiện như các
vị thánh chúng ta chọn làm linh đạo cho cuộc đời này. Và sau hết là quy chiếu về
Thầy Giêsu Kitô của chúng ta. Dù chúng ta có chọn linh đạo nào, hay chúng ta
yêu mến đặc biệt gương sống thánh thiện nào thì tất cả đều quy chiếu về một điều
sống tình yêu. Vậy đó là yếu tố căn cốt và cần thiết để có thể được trở nên
thánh. Chúng ta là những người con sống trong trong thời đại ngày hôm nay,
chúng ta khao khát để trở nên thánh – thánh trong bổn phận, thánh trong sinh hoạt
hằng ngày. Một cái gì đó bình thường thôi nhưng cũng đỉ để chúng ta trở nên
thánh. Đó là một lời mời gọi cũng như một mệnh lệnh dành cho mỗi người chúng
ta.
Hôm
nay chúng ta dâng lễ cầu nguyện cho giáo dân cũng chính là cầu nguyện cho mỗi
người chúng ta, ngày lễ bổn mạng của chính chúng ta. Vì vậy, xin chúc mừng tất
cả!
0 comments:
Post a Comment