Lắng Nghe và Đáp Trả

Khiêm Nhu

Tình Yêu Trọn Vẹn

Giản Dị nhưng Tinh Khiết

Hy Sinh

An Lạc, Trọn Vẹn và Khiêm Tốn

Bình Dị, Thân Thương và Chân Quê

Đẹp Thanh Cao, Tinh Khiết

Tình Yêu Cao Đẹp và Trong Sáng

December 26, 2013

Đức Tin

SUY NIỆM LỜI CHÚA
Thứ Năm 26/12/2013 – Ngày II Trong Tuần Bát Nhật Giáng Sinh
Thánh Tê-pha-nô – Tử đạo Tiên Khởi
Bài đọc: Cv 6, 8-10 ; 7, 54-60
Thời đó, ông Tê-pha-nô được đầy ân sủng và quyền năng, đã làm những điềm thiêng dấu lạ lớn lao trong dân. Có những người thuộc hội đường gọi là hội đường của nhóm nô lệ được giải phóng, gốc Ky-rê-nê và A-lê-xan-ri-a, cùng với một số người gốc Ki-li-ki-a và A-xi-a, đứng lên tranh luận với ông Tê-pha-nô. Nhưng họ không địch nổi lời lẽ khôn ngoan mà Thần Khí đã ban cho ông. Khi nghe những lời ông nói, họ giận điên lên, và nghiến răng căm thù ông Tê-pha-nô. Được đầy ơn Thánh Thần, ông đăm đăm nhìn trời, thấy vinh quang Thiên Chúa, và thấy Đức Giê-su đứng bên hữu Thiên Chúa. Ông nói: “Kìa, tôi thấy trời mở ra, và Con Người đứng bên hữu Thiên Chúa.” Họ liền kêu lớn tiếng, bịt tai lại và nhất tề xông vào ông rồi lôi ra ngoài thành mà ném đá. Các nhân chứng để áo mình dưới chân một thanh niên tên là Sao-lô. Họ ném đá ông Tê-pha-nô, đang lúc ông cầu xin rằng: “Lạy Chúa Giê-su, xin nhận lấy hồn con.” Rồi ông quỳ gối xuống, kêu lớn tiếng: “Lạy Chúa, xin đừng chấp họ tội này.” Nói thế rồi, ông an nghỉ.
 Tin Mừng: Mt 10, 17-22
Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng: “Hãy coi chừng người đời. Họ sẽ nộp anh em cho các hội đồng, và sẽ đánh đập anh em trong các hội đường của họ. Và anh em sẽ bị điệu ra trước mặt vua chúa quan quyền vì Thầy, để làm chứng cho họ và cho các dân ngoại. Khi người ta nộp anh em, thì anh em đừng lo phải nói làm sao hay phải nói gì, vì trong giờ đó, Thiên Chúa sẽ cho anh em biết phải nói gì: thật vậy, không phải chính anh em nói, mà là Thần Khí của Cha anh em nói trong anh em. “Anh sẽ nộp em, em sẽ nộp anh cho người ta giết; cha sẽ nộp con, con cái sẽ đứng lên chống lại cha mẹ và làm cho cha mẹ phải chết. Vì danh Thầy, anh em sẽ bị mọi người thù ghét. Nhưng kẻ nào bền chí đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu thoát.”
SUY NIỆM:
Chúng ta đang sống trong mùa của tình yêu, mùa yêu thương Thiên Chúa đã ngỏ lời với dân Ngài qua việc ban tặng người con duy nhất và dấu yêu cho nhân loại. Vì vậy, chúng ta có nhiều lý do để tận hưởng bao nhiêu điều tốt lành về cuộc sống như những bữa ăn ngon, quà và những điều tốt lành khác mà làm cho niềm vui chúng ta được thỏa mãn. Nhưng sẽ có lúc chúng ta được mời gọi và thúc đẩy sống đức tin của mình trọn vẹn nhất. Một cách đơn giản là chúng ta phải trở thành những nhân chứng sống của tình yêu và đức tin của Chúa Giêsu qua những sự kiện cũng như biến cố cuộc đời chúng ta.
Thánh Tê-pha-nô, vị tử đạo đầu tiên minh chứng cho Đức Tin Kitô và nhiều vị thánh tử đạo khác mà chúng ta cũng tưởng nhớ đến ngày hôm nay. Có phải những ai sống làm chứng cho đức tin Kitô thì luôn phải đối diện với sự chết của thân xác tạm bợ? Đúng vậy. Tê-pha-nô đã làm chứng điều này vì danh Chúa Giêsu.
Trong thế giới hiện đại hôm nay của những phương tiện truyền thông được tính bằng giây, chúng ta vẫn được mời gọi sống nhân chứng cho đức tin Kitô. Mỗi người chúng ta được mời gọi sử dụng triệt để tất cả các phương tiện để làm sao Chúa Giêsu được biết đến.
Vậy chúng ta đã sẵn sàng làm nhân chứng cho Chúa Giêsu chưa? Chúng ta đã sẵn sàng nếu phải bị bức hại vì danh Giêsu chưa? Đừng để mình bị ngã lòng nếu chúng ta bị thử thách như là món quà của đức tin. Hãy ý thức rằng, để Đức Giêsu được biết đến là trách nhiệm của mỗi người chúng ta. Noi gương thánh Tê-pha-nô năm xưa, chúng ta không sợ hãi hay chùn bước ngay cả mạng sống chúng ta bị đe dọa vì đức tin của mình.
Chúng ta không có gì phải sợ hãi, nếu tin rằng Thiên Chúa luôn ở cùng chúng ta. 


Chúa Làm Người

SUY NIỆM LỜI CHÚA
MỪNG CHÚA GIÁNG SINH – Lễ Trọng 25/12/2013

Bài đọc 1: Is 9, 1-6
Đoàn dân đang lần bước giữa tối tăm đã thấy một ánh sáng huy hoàng; đám người sống trong vùng bóng tối, nay được ánh sáng bừng lên chiếu rọi. Chúa đã ban cho họ chứa chan niềm hoan hỷ, đã tăng thêm nỗi vui mừng. Họ mừng vui trước nhan Ngài như thiên hạ mừng vui trong mùa gặt, như người ta hỷ hoan khi chia nhau chiến lợi phẩm. Vì cái ách đè lên cổ dân, cây gậy đập xuống vai họ, và ngọn roi của kẻ hà hiếp, Ngài đều bẻ gãy như trong ngày chiến thắng quân Ma-đi-an. Vì mọi giầy lính nện xuống rần rần và mọi áo choàng đẫm máusẽ bị đem thiêu, làm mồi cho lửa. Vì một trẻ thơ đã chào đời để cứu ta, một người con đã được ban tặng cho ta. Người gánh vác quyền bính trên vai, danh hiệu của Người là Cố Vấn kỳ diệu, Thần Linh dũng mãnh, người Cha muôn thuở, Thủ Lãnh hoà bình. Người sẽ mở rộng quyền bính, và lập nền hoà bình vô tận cho ngai vàng và vương quốc của vua Đa-vít. Người sẽ làm cho vương quốc được kiên cố vững bền trên nền tảng chính trực công minh, từ nay cho đến mãi muôn đời. Vì yêu thương nồng nhiệt, Đức Chúa các đạo binh sẽ thực hiện điều đó.
Bài đọc 2: Tt 2, 11-14
Anh thân mến, ân sủng của Thiên Chúa đã được biểu lộ, đem ơn cứu độ đến cho mọi người. Ân sủng đó dạy chúng ta phải từ bỏ lối sống vô luân và những đam mê trần tục, mà sống chừng mực, công chính và đạo đức ở thế gian này. Sở dĩ như vậy, là vì chúng ta trông chờ ngày hồng phúc vẫn hằng mong đợi, ngày Đức Ki-tô Giê-su là Thiên Chúa vĩ đại và là Đấng cứu độ chúng ta, xuất hiện vinh quang. Vì chúng ta, Người đã tự hiến để cứu chuộc chúng ta cho thoát khỏi mọi điều bất chính, và để thanh luyện chúng ta, khiến chúng ta thành Dân riêng của Người, một dân hăng say làm việc thiện.
Tin Mừng: Lc 2, 1-14
Thời ấy, hoàng đế Au-gút-tô ra chiếu chỉ, truyền kiểm tra dân số trong khắp cả thiên hạ. Đây là cuộc kiểm tra đầu tiên, được thực hiện thời ông Qui-ri-ni-ô làm tổng trấn xứ Xy-ri. Ai nấy đều về thành của mình mà khai tên tuổi. Bởi thế, ông Giu-se cũng từ thành Na-da-rét, miền Ga-li-lê, lên thành vua Đa-vít gọi là Bê-lem, miền Giu-đê, vì ông thuộc gia đình và dòng tộc vua Đa-vít. Ông lên đó khai tên cùng với bà Ma-ri-a là người đã thành hôn với ông, lúc ấy bà đang có thai. Khi hai người đang ở đó, thì bà Ma-ri-a đã tới ngày mãn nguyệt khai hoa. Bà sinh con trai đầu lòng, lấy tã bọc con, rồi đặt nằm trong máng cỏ, vì hai ông bà không tìm được chỗ trong nhà trọ. Trong vùng ấy, có những người chăn chiên sống ngoài đồng và thức đêm canh giữ đàn vật. Bỗng sứ thần Chúa đứng bên họ, và vinh quang của Chúa chiếu toả chung quanh, khiến họ sợ hãi kinh hoàng. Nhưng sứ thần bảo họ: “Anh em đừng sợ. Này tôi loan báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng sẽ là niềm vui cho toàn dân: Hôm nay, một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đa-vít, Người là Đấng Ki-tô, là Đức Chúa. Anh em cứ dấu này mà nhận ra Người: anh em sẽ gặp thấy một trẻ sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ.” Bỗng có đạo binh thiên quốc đông đảo hợp với sứ thần cất tiếng ca tụng Thiên Chúa rằng: “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho loài người Chúa thương.”
SUY NIỆM:

Tin Mừng hôm nay thật gần gũi chúng ta qua hình ảnh Chúa Giáng Thế làm con người qua cách rất con người và nghèo nàn. Ngài không đến như một vị vua để làm mọi người thờ lạy vì sự sợ hãi. Ngài không đến với con người như một tên phú hộ giàu có, để dùng tiền mình mua tình nghĩa. Ngài cũng không đến với con người như một nhà thông thái để tìm sự thán phục từ mọi người. Nhưng Ngài đến với hình ảnh một đứa trẻ bất lực, cần đến người khác. Điều này như là những hướng dẫn khi chúng ta mừng Giáng Sinh. Điều quan trọng là khi chúng ta làm cho tha nhân hạnh phúc, đặc biệt là những người nghèo khổ bằng chính niềm hạnh phúc của chúng ta. Nếu chúng ta chia sẻ những điều này thì tha nhân sẽ nhìn thấy Chúa Giêsu trong chính mỗi người chúng ta. Đây là ý nghĩa đúng đắn nhất của Giáng Sinh.

Sự Trung Tín

SUY NIỆM LỜI CHÚA
Thứ Ba 24/12/2013 sau CN IV Mùa Vọng
Bài đọc: 2 Sm 7, 1-5. 8b-12. 14a. 16
Khi vua Đa-vít được yên cửa yên nhà và Đức Chúa đã cho vua được thảnh thơi mọi bề, không còn thù địch nào nữa, thì vua nói với ngôn sứ Na-than: “Ông xem, tôi được ở nhà bằng gỗ bá hương, còn Hòm Bia Thiên Chúa thì ở trong lều vải.” Ông Na-than thưa với vua: “Tất cả những gì ngài ấp ủ trong lòng, xin ngài cứ đi mà thực hiện, vì Đức Chúa ở với ngài.” Nhưng ngay đêm ấy, có lời Đức Chúa phán với ông Na-than rằng: “Hãy đi nói với tôi tớ của Ta là Đa-vít: Đức Chúa phán thế này: Ngươi mà xây nhà cho Ta ở sao? Chính Ta đã cất nhắc ngươi, từ một kẻ lùa chiên ngoài đồng cỏ, lên làm người lãnh đạo dân Ta là Ít-ra-en. Ngươi đi đâu, Ta cũng đã ở với ngươi; mọi thù địch ngươi, Ta đã diệt trừ cho khuất mắt ngươi. Ta sẽ làm cho tên tuổi ngươi lẫy lừng, như tên tuổi những bậc vĩ nhân trên mặt đất. Ta sẽ cho dân Ta là Ít-ra-en một chỗ ở, Ta sẽ định cư chúng, và chúng sẽ ở luôn tại đó, chúng sẽ không còn run sợ, và quân gian ác cũng không còn tiếp tục áp bức chúng như thuở ban đầu, kể từ thời Ta đặt các thủ lãnh cai quản dân Ta là Ít-ra-en. Ta sẽ cho ngươi được thảnh thơi, không còn thù địch nào nữa, Đức Chúa báo cho ngươi biết là Đức Chúa lập cho ngươi một nhà. Khi ngày đời của ngươi đã mãn và ngươi đã nằm xuống với cha ông, Ta sẽ cho dòng dõi ngươi đứng lên kế vị ngươi –một người do chính ngươi sinh ra–, và Ta sẽ làm cho vương quyền của nó được vững bền. Đối với nó, Ta sẽ là cha, đối với Ta, nó sẽ là con. Trước mặt Ta, nhà của ngươi và vương quyền của ngươi sẽ muôn đời bền vững, và ngai vàng của ngươi sẽ được củng cố đến muôn đời.”
Tin Mừng: Lc 1, 67-79
Khi ấy, ông Da-ca-ri-a, cha của Gio-an, được đầy Thánh Thần, liền nói tiên tri rằng: “Chúc tụng Đức Chúa là Thiên Chúa Ít-ra-en đã viếng thăm cứu chuộc dân Người. Từ dòng dõi trung thần Đa-vít,
Người đã cho xuất hiện Vị Cứu Tinh quyền thế để giúp ta, như Người đã dùng miệng các vị thánh ngôn sứ mà phán hứa tự ngàn xưa: sẽ cứu ta thoát khỏi địch thù, thoát tay mọi kẻ hằng ghen ghét; sẽ trọn bề nhân nghĩa với tổ tiên và nhớ lại lời xưa giao ước; Chúa đã thề với tổ phụ Áp-ra-ham rằng sẽ giải phóng ta khỏi tay địch thù, và cho ta chẳng còn sợ hãi, để ta sống thánh thiện công chính trước nhan Người,
mà phụng thờ Người suốt cả đời ta. Hài Nhi hỡi, con sẽ mang tước hiệu là ngôn sứ của Đấng Tối Cao:
con sẽ đi trước Chúa, mở lối cho Người, bảo cho dân Chúa biết: Người sẽ cứu độ là tha cho họ hết mọi tội khiên. Thiên Chúa ta đầy lòng trắc ẩn, cho Vầng Đông tự chốn cao vời viếng thăm ta, soi sáng những ai ngồi nơi tăm tối và trong bóng tử thần, dẫn ta bước vào đường nẻo bình an.”
SUY NIỆM:
Chúng ta có bao giờ nhận ra rằng cuộc đời chúng ta là chuỗi hồng ân Thiên Chúa tuôn đổ tràn trề không?  Ví dụ như một ngày sống mới: chúng ta có nhớ nói lời tạ ơn Chúa về sự sống này không? Thức ăn trên bàn: chúng ta có nói lời tạ ơn không? Hay chúng ta nghĩ rằng dĩ nhiên là sau giấc ngủ thì sẽ có sáng hôm sau, hay thức ăn dĩ nhiên là được phục vụ tận răng. Rồi việc này việc kia của ngày làm chúng ta quên nói lời tạ ơn cho tất cả những điều chúng ta được lãnh nhận trong một ngày.
Hãy nhớ rằng, ma quỷ rất quỷ quyệt. Chúng có thể nhẹ nhàng dần kéo chúng ta ra khỏi Thiên Chúa bởi những bận rộn có lý do của chúng ta. Dần dần chúng ta mắc lỗi mà không còn sợ hậu quả nữa, bởi vì Thiên Chúa không còn là một phần của cuộc đời chúng ta nữa. Zachariah ý thức rõ ràng cuộc đời ông là những hồng ân và đó là lý do ông luôn sống trong sự tín thác và ngợi khen Thiên Chúa.

Trong lúc thành công hay thất bại, Thiên Chúa luôn trung tín.

Trung Tín

SUY NIỆM LỜI CHÚA
Thứ Hai 23/12/2013 sau CN IV Mùa Vọng
Bài đọc: Ml 3, 1-4. 23-24
Đức Chúa là Chúa Thượng phán thế này: Này Ta sai sứ giả của Ta đến dọn đường trước mặt Ta. Và bỗng nhiên Chúa Thượng mà các ngươi tìm kiếm, đi vào Thánh Điện của Người. Kìa, vị sứ giả của giao ước mà các ngươi đợi trông đang đến, – Đức Chúa các đạo binh phán. Ai chịu nổi ngày Người đến? Ai đứng được khi Người xuất hiện? Quả thật, Người như lửa của thợ luyện kim, như thuốc tẩy của thợ giặt. Người sẽ ngồi để luyện kim tẩy bạc; Người sẽ thanh tẩy con cái Lê-vi và tinh luyện chúng như vàng, như bạc. Bấy giờ, đối với Đức Chúa, chúng sẽ là những kẻ đến dâng lễ vật, theo lẽ công chính. Lễ vật của Giu-đa và của Giê-ru-sa-lem sẽ làm đẹp lòng Đức Chúa như những ngày xa xưa, như những năm thuở trước. Này Ta sai ngôn sứ Ê-li-a đến với các ngươi, trước khi Ngày của Đức Chúa đến, ngày trọng đại và kinh hoàng. Nó sẽ đưa tâm hồn cha ông trở lại với con cháu và đưa tâm hồn con cháu trở lại với cha ông, kẻo khi Ta đến, Ta sẽ đánh phạt xứ sở đã bị án tru diệt.
Tin Mừng: Lc 1, 57-66
Tới ngày mãn nguyệt khai hoa, bà Ê-li-sa-bét sinh hạ một con trai. Nghe biết Chúa đã rộng lòng thương xót bà như vậy, láng giềng và thân thích đều chia vui với bà. Khi con trẻ được tám ngày, họ đến làm phép cắt bì, và tính lấy tên cha là Da-ca-ri-a mà đặt cho em. Nhưng bà mẹ lên tiếng nói: “Không được! Phải đặt tên cháu là Gio-an.” Họ bảo bà: “Trong họ hàng của bà, chẳng ai có tên như vậy cả.” Rồi họ làm hiệu hỏi người cha, xem ông muốn đặt tên cho em là gì. Ông xin một tấm bảng nhỏ và viết: “Tên cháu là Gio-an.” Ai nấy đều bỡ ngỡ. Ngay lúc ấy, miệng lưỡi ông lại mở ra, ông nói được, và chúc tụng Thiên Chúa. Láng giềng ai nấy đều kinh sợ. Và các sự việc ấy được đồn ra khắp miền núi Giu-đê. Ai nghe cũng để tâm suy nghĩ và tự hỏi: “Đứa trẻ này rồi ra sẽ thế nào đây?” Và quả thật, có bàn tay Chúa phù hộ em.
SUY NIỆM:
Trong Bí tích Hôn phối Kitô giáo, lời thề của tân nang và tân nương trước toàn thể dân Chúa và vị chủ chăn rất quan trọng. Lời thề:… sẽ yêu thương và tôn trọng anh/em mỗi ngày suốt đời anh/em. Hôn nhân là món quà của Thiên Chúa. Vì vậy, hôn nhân được xem là một ơn gọi. Một khi cuộc hôn nhân được tác thành giữa người nam và người nữ, Thiên Chúa đòi hỏi cả hai người trung thành với nhau như đã thề ước như: gia đình hòa thuận, thành đạt, chăm sóc con cái hiền ngoan, hạn chế các vấn đề và nhiều ơn lành. Đây là những ơn lành của Thiên Chúa dành cho những ai trung tín với bạn đời của mình đến cuối cuộc đời.
Trong Tin Mừng hôm nay, chúng ta chiêm ngắm hình ảnh ông Zachariah và ba Elizabeth đáng lẽ phải đặt tên con sau tên của bố, bởi vì đó là truyền thống. Nhưng khi Elizabeth biết điều này, bà đã từ chối ngay và giữ vững quyết định của mình là đặt tên con trẻ là Gioan. Rồi Zachariah đang bị câm cũng viết lên bảng: tên con trẻ là Gioan.
Tại sao lại tên Gioan? Bởi vì đây là tên Thiên Chúa chọn để đặt cho con trẻ (Lc 1, 13). Thiên Chúa biết trước sự trung tín và vâng phục của vợ chồng Zachariah như thế nào. Đó là lý do tại sao ngay cả khi hai ông bà đã già và không con cái, nhưng vẫn được Thiên Chúa chúc phúc cho niềm vui tuổi già.
Học từ gương hai vị thánh, chúng ta xin Chúa ban cho chúng ta thêm đức tin để luôn biết bám víu vào Ngài dù cuộc đời có lúc quá nghiệt ngã. Bởi vì, chỉ có sự trung tín mới bảo đảm với chúng ta sự tự tin về sự trung tín của Thiên Chúa trong cuộc đời chúng ta.

Chúng ta có luôn trung tín vâng theo lời dạy của Thiên Chúa không?

Giá Trị của Khiêm Nhu và Vâng Lời

SUY NIỆM LỜI CHÚA
Chúa Nhật IV Mùa Vọng 22/12/2013

Bài đọc 1: Is 7, 10-14
Khi ấy, Đức Chúa sai ngôn sứ I-sai-a nói với vua A-khát rằng: “Ngươi cứ xin Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi ban cho ngươi một dấu dưới đáy âm phủ hoặc trên chốn cao xanh.”
Vua A-khát trả lời: “Tôi sẽ không xin, tôi không dám thử thách Đức Chúa.” Ông I-sai-a bèn nói: “Nghe đây, hỡi nhà Đa-vít, các ngươi làm phiền thiên hạ chưa đủ sao, mà còn muốn làm phiền cả Thiên Chúa của tôi nữa? Vì vậy, chính Chúa Thượng sẽ ban cho các ngươi một dấu: Này đây người trinh nữ sẽ mang thai, sẽ sinh hạ con trai, và đặt tên là Em-ma-nu-en.”
Bài đọc 2: Rm 1, 1-7
Tôi là Phao-lô, tôi tớ của Đức Ki-tô Giê-su; tôi được gọi làm Tông Đồ, và dành riêng để loan báo Tin Mừng của Thiên Chúa. Tin Mừng ấy, xưa Người đã dùng các ngôn sứ của Người mà hứa trước trong Kinh Thánh. Đó là Tin Mừng về Con của Người là Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta. Xét như một người phàm, Đức Giê-su Ki-tô xuất thân từ dòng dõi vua Đa-vít. Nhưng xét như Đấng đã từ cõi chết sống lại nhờ Thánh Thần, Người đã được đặt làm Con Thiên Chúa với tất cả quyền năng. Nhờ Người, chúng tôi đã nhận được đặc ân và chức vụ Tông Đồ, làm cho hết thảy các dân ngoại vâng phục Tin Mừng hầu danh Người được rạng rỡ. Trong số đó, có cả anh em, là những người đã được kêu gọi để thuộc về Đức Giê-su Ki-tô. Kính gửi tất cả anh em ở Rô-ma, những người được Thiên Chúa yêu thương, được kêu gọi làm dân thánh. Xin Thiên Chúa là Cha chúng ta, và xin Chúa Giê-su Ki-tô ban cho anh em ân sủng và bình an.
Tin Mừng: Mt 1, 18-24
Sau đây là gốc tích Đức Giê-su Ki-tô: bà Ma-ri-a, mẹ Người, đã thành hôn với ông Giu-se. Nhưng trước khi hai ông bà về chung sống, bà đã có thai do quyền năng Chúa Thánh Thần. Ông Giu-se, chồng bà, là người công chính và không muốn tố giác bà, nên mới định tâm bỏ bà cách kín đáo. Ông đang toan tính như vậy, thì kìa sứ thần Chúa hiện đến báo mộng cho ông rằng: “Này ông Giu-se, con cháu Đa-vít, đừng ngại đón bà Ma-ri-a vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần. Bà sẽ sinh con trai và ông phải đặt tên cho con trẻ là Giê-su, vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ.” Tất cả sự việc này xảy ra là để ứng nghiệm lời Chúa phán xưa qua miệng ngôn sứ: Này đây, Trinh Nữ sẽ thụ thai và sinh hạ một con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Em-ma-nu-en, nghĩa là “Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta”. Khi tỉnh giấc, ông Giu-se làm như sứ thần Chúa dạy, và đón vợ về nhà.
SUY NIỆM:
Tội lỗi chia rẽ chúng ta khỏi tình yêu của Thiên Chúa. Nhưng chúng ta không phải buồn phiền vì tội lỗi chỉ là tạm thời. Bao lâu chúng ta còn khiêm tốn vâng theo lời dạy dỗ và giáo điều của Thiên Chúa để xin sự tha thứ từ Ngài qua Bí tích Hòa giải, chúng ta sẽ được cứu rỗi. Vậy là, bí mật để được làm hòa với Thiên Chúa là hòa giải với Ngài và ở lại trong tình yêu của Ngài luôn mãi bằng cách vâng theo lời Ngài qua cách sống hằng ngày của chúng ta.
Sự khiêm tốn và vâng phục là những đức tính tốt mà thánh cả Giuse đã suy niệm và sống. Ngài khiêm tốn vâng lời sứ thần báo mộng để đưa Mẹ Maria về nhà, ngay cả biết rằng Mẹ đã có thai do quyền năng Chúa Thánh Thần. Cũng bởi sự khiêm nhu và vâng lời của Giuse, ngài đã đưa Mẹ ra khỏi sự kết án và trừng phạt theo lề luật của người đời.
Khiêm nhu và vâng lời là những đức tính tốt đã đưa nhiều người chúng ta thoát khỏi những rắc rối, khó khăn, nếu mỗi người chúng ta cũng biết để cho Chúa thực hiện thánh ý Ngài trên cuộc đời chúng ta. Thử tưởng tượng xem, nếu mỗi đôi vợ chồng vâng lời và khiêm nhu với nhau và với Thiên Chúa, chắc chắn rằng những khó khăn trong đời sống vợ chồng chỉ là những chia sẻ và không có sự phân ly.


Emmanuel nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta. Thật vậy, Ngài ở cùng chúng ta luôn mãi, nếu chúng ta biết trân trọng sự khiêm nhu và vâng lời. Chúng ta hãy cùng xin Chúa Con làm người ban tặng cho chúng ta hai món quà quan trọng này: Khiêm nhu và Vâng lời, trong đêm cực thánh và trong suốt năm mới 

December 21, 2013

Cưu Mang Chúa Trong Tâm Hồn

SUY NIỆM LỜI CHÚA
Thứ Bảy 21/12/2013 sau CN III Mùa Vọng
Bài đọc: Dc 2, 8-14
Tiếng người tôi yêu văng vẳng đâu đây, kìa chàng đang tới, nhảy nhót trên đồi, tung tăng trên núi. Người yêu của tôi chẳng khác gì linh dương, tựa hồ chú nai nhỏ. Kìa chàng đang đứng sau bức tường nhà, nhìn qua cửa sổ, rình qua chấn song. Người yêu của tôi lên tiếng bảo: “Dậy đi em, bạn tình của anh, người đẹp của anh, hãy ra đây nào! Tiết đông giá lạnh đã qua, mùa mưa đã dứt, đã xa lắm rồi. Sơn hà nở rộ hoa tươi và mùa ca hát vang trời về đây. Tiếng chim gáy văng vẳng trên khắp đồng quê ta. Vả kia đã kết trái non, vườn nho hoa nở hương thơm ngạt ngào. Dậy đi em, bạn tình của anh, người đẹp của anh, hãy ra đây nào! Bồ câu của anh ơi, em ẩn trong hốc đá, trong vách núi cheo leo. Nào, cho anh thấy mặt, nào, cho anh nghe tiếng, vì tiếng em ngọt ngào và mặt em duyên dáng.”
Tin Mừng: Lc 1, 39-45
Hồi ấy, bà Ma-ri-a lên đường, vội vã đi đến miền núi, vào một thành thuộc chi tộc Giu-đa. Bà vào nhà ông Da-ca-ri-a và chào bà Ê-li-sa-bét. Bà Ê-li-sa-bét vừa nghe tiếng bà Ma-ri-a chào, thì đứa con trong bụng nhảy lên, và bà được đầy Thánh Thần. Bà Ê-li-sa-bét kêu lớn tiếng và nói rằng: “Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ, và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc. Bởi đâu tôi được Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi thế này? Quả thật, này tai tôi vừa nghe tiếng em chào, thì đứa con trong bụng đã nhảy lên vì vui sướng. Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em.”
SUY NIỆM:
      Qua trình thuật của Luca, chúng ta thấy vị thánh ký muốn đối chiếu Đức Maria với hòm bia Thiên Chúa trong Cựu Ước. Và Maria cũng chính là hòm bia của thời Tân Ước. Ngày xưa, hòm bia trên đường đi về Giêrusalem cũng đã ghé thăm nhà ông Obed – Eđom. Thì giờ đây cũng vậy, Maria đã ghé thăm nhà bà Elizabeth. Ngày xưa gặp được hòm bia, Đavít đã thốt lên rằng: “Bởi đâu tôi được hòm bia Thiên Chúa đến với tôi thế này.” Thì hôm nay, bà Elizabeth cũng nói: “Bởi đâu tôi được thân mẫu Chúa tôi đến viếng thăm tôi thế này.” Và rồi ngày xưa gia đình Obed – Eđom. Đã nhảy lên vui sướng vì được chúc phúc. Thì ngày hôm nay, Maria cũng đã cất lên lời ca tụng Thiên Chúa cho món quà bà đang mang trong cung lòng mình. Ngày xưa, hòm bia Thiên Chúa ở lại nhà ông Obed – Eđom 3 tháng. Thì ngày hôm nay, Maria cũng ở lại nhà Elizabeth 3 tháng. Nếu ngày xưa qua hòm bia, Yahweh muốn ở lại với dân của Ngài. Thì hôm nay, Đức Maria cũng chính là hình ảnh hòm bia Thiên Chúa, Người yêu thương và muốn ở cùng dân Người. Và sự hiện diện của Đức Maria cùng với Đức Giêsu đã mang hạnh phúc đến cho gia đình ông Zachariah và mang đến niềm vui mừng cho thai nhi là Gioan Tẩy Giả được ơn cứu độ.

    Mùa Vọng là mùa cưu mang cho dân Chúa và mang ơn cứu độ của Thiên Chúa đến với loài người. Xin cho chúng ta cũng cưu mang Chúa trong tâm hồn của chúng ta theo gương Mẹ Maria và để Ngài lớn lên mỗi ngày trong chúng ta và qua chính trong cuộc sống mỗi ngày của chúng ta. Ước gì mỗi người chúng ta cũng là một Maria để Thiên Chúa qua chúng ta ở với thế gian này và tiếp tục mang lại ơn lành cho mọi người. 

Lời Thưa Xin Vâng - Chương Trình Thiên Chúa

SUY NIỆM LỜI CHÚA
Thứ Sáu 20/12/2013 sau CN III Mùa Vọng
Bài đọc: Is 7, 10-14
Khi ấy, Đức Chúa sai ngôn sứ I-sai-a nói với vua A-khát rằng: “Ngươi cứ xin Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi ban cho ngươi một dấu dưới đáy âm phủ hoặc trên chốn cao xanh.” Vua A-khát trả lời: “Tôi sẽ không xin, tôi không dám thử thách Đức Chúa.” Ông I-sai-a bèn nói: “Nghe đây, hỡi nhà Đa-vít, các ngươi làm phiền thiên hạ chưa đủ sao, mà còn muốn làm phiền cả Thiên Chúa của tôi nữa? Vì vậy, chính Chúa Thượng sẽ ban cho các ngươi một dấu: Này đây người trinh nữ sẽ mang thai, sẽ sinh hạ con trai, và đặt tên là Em-ma-nu-en.”
Tin Mừng: Lc 1, 26-38
Khi ấy, bà Ê-li-sa-bét có thai được sáu tháng, thì Thiên Chúa sai sứ thần Gáp-ri-en đến một thành miền Ga-li-lê, gọi là Na-da-rét, gặp một trinh nữ đã thành hôn với một người tên là Giu-se, thuộc dòng dõi vua Đa-vít. Trinh nữ ấy tên là Ma-ri-a. Sứ thần vào nhà trinh nữ và nói: “Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà.” Nghe lời ấy, bà rất bối rối, và tự hỏi lời chào như vậy có nghĩa gì. Sứ thần liền nói: “Thưa bà Ma-ri-a, xin đừng sợ, vì bà được đẹp lòng Thiên Chúa. Này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giê-su. Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao. Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đa-vít, tổ tiên Người. Người sẽ trị vì nhà Gia-cóp đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận.” Bà Ma-ri-a thưa với sứ thần: “Việc ấy sẽ xảy ra thế nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng?” Sứ thần đáp: “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ toả bóng trên bà; vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa. Kìa bà Ê-li-sa-bét, người họ hàng với bà, tuy già rồi, mà cũng đang cưu mang một người con trai : bà ấy vẫn bị mang tiếng là hiếm hoi, mà nay đã có thai được sáu tháng, vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được.” Bấy giờ bà Ma-ri-a nói với sứ thần: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Người thực hiện cho tôi như lời sứ thần nói.” Rồi sứ thần từ biệt ra đi.
SUY NIỆM:
     Không phải là tình cờ biến cố truyền tin ngày hôm nay được diễn ra. Trong bài đọc 1 trích sách Isaiah chúng ta được nghe ngày hôm nay, ngôn sứ Isaiah đến gặp vua A-khap và nói với ông rằng: “Ông hãy tin một dấu lạ.” Vị vua từ chối, không dám thách thức Đức Chúa vì ông phải thay đổi con đường tin vào Chúa thay vì dựa vào những thế lực xung quanh mà ông đang tìm kiếm. Bấy giờ, Isaiah loan báo một dấu lạ cho ông: “Này một trinh nữ sẽ thụ thai và sinh hạ một con trai.” Chúng ta lần giở lại lịch sử cứu độ và nhận ra rằng Thiên Chúa luôn là người đi bước trước trong kế hoạch yêu thương và cứu độ của Ngài. Biến cố truyền tin ngày hôm nay thường được nhấn mạnh tới lời thưa Xin vâng của Đức Maria, nhưng thực ra ngày hôm nay cũng chính là biến cố Nhập Thể. Ngôi Lời Thiên Chúa đã nói lời xin vâng trước. Điều này đã được nói trong thư gởi tín hữu Do Thái: “Này con xin đến để thi hành thánh ý Cha.” Đó là biến cố nhập thể. Đó là biến cố Ngôi Hai Thiên Chúa vâng lời ý Chúa Cha đi vào trần gian. Tuy nhiên, khi Chúa đến trần gian và muốn can thiệp vào lịch sử nhân loại này thì Ngài cần sự cộng tác của con người. Thiên Chúa đã gõ cửa nhân loại. Và lời thưa Xin vâng của Đức Maria là động tác của nhân loại rộng mở cánh cửa để Ngôi Lời nhập thể trong cung lòng của Mẹ. Lời của sứ thần loan báo choc ho Mẹ: “Mừng vui lên hỡi đấng đầy ân sủng.” Lời này gợi lên cho chúng ta trong hai chương sách đầu ngôn sứ Xôphônia đã mời gọi: “Hãy vui mừng lên hỡi thiếu nữ Xion,vì này Đấng cứu chuộc ngươi đang ngự đến.” Chính là lời thưa Xin Vâng của Maria mà con Thiên Chúa đã đến trong trần gian để Ngài được sống gần nhân loại và sống giữa chúng ta.

     Chương trình cứu độ của Thiên Chúa vẫn tiếp tục. Thiên Chúa vẫn hiện diện giữa nhân loại. Tên  của Ngài là Emmanuel – Thiên Chúa ở cùng chúng ta. Ngài cần đến sự cộng tác của mỗi người chúng ta lời thư xin vâng mỗi ngày. Ngài  tiếp tục ở lại với trần gian và nói với chúng ta qua các biến cố, qua lời của Ngài và Ngài đến với chúng ta một cách cụ thể trong bí tích thánh thể, để đến ở trong mỗi người chúng ta. Lời thưa Xin Vâng mỗi ngày vẫn là mẫu gương của Đức Maria để Thiên Chúa tiếp tục thể hiện tình yêu thương của Ngài vào trong công trình cứu độ của Ngài đối với mỗi người chúng ta và đối với nhân loại hôm nay.    

Sẵn Sàng

SUY  NIỆM LỜI CHÚA
Thứ Năm 19/12/2013 sau CN III Mùa Vọng
Bài đọc: Tl 13, 2-7. 24-25a
Hồi ấy, có một người đàn ông ở Xo-rơ-a, thuộc chi tộc Đan, tên là Ma-nô-ác. Vợ ông son sẻ và không sinh con. Sứ thần của Đức Chúa hiện ra với người vợ và nói với bà: “Này, bà là người son sẻ và không sinh con, nhưng bà sẽ có thai và sinh một con trai. Vậy bây giờ phải kiêng cữ: đừng uống rượu và thức có men, cũng đừng ăn mọi thứ không thanh sạch. Vì này bà sẽ có thai và sinh một con trai. Dao cạo sẽ không được lướt trên đầu nó, vì con trẻ sẽ là một na-dia của Thiên Chúa từ lòng mẹ. Chính nó sẽ bắt đầu cứu Ít-ra-en khỏi tay người Phi-li-tinh.” Bà đi vào và nói với chồng rằng: “Một người của Thiên Chúa đã đến gặp tôi; hình dáng của người như hình dáng một sứ thần của Thiên Chúa, rất đáng sợ. Tôi đã không dám hỏi người từ đâu tới; và danh tánh người, người cũng không tiết lộ cho tôi. Nhưng người nói với tôi: ‘Này bà sẽ có thai và sẽ sinh một con trai; bây giờ bà phải kiêng cữ: đừng uống rượu và thức có men, cũng đừng ăn mọi thứ không thanh sạch, vì con trẻ ấy sẽ là một na-dia của Thiên Chúa, từ lòng mẹ cho đến ngày nó chết’.” Bà sinh được một con trai và đặt tên là Sam-sôn. Đứa bé lớn lên, và Đức Chúa chúc lành cho nó. Thần khí Đức Chúa bắt đầu tác động trên Sam-sôn.
Tin Mừng: Lc 1, 5-25
Thời vua Hê-rô-đê cai trị miền Giu-đê, có một vị tư tế thuộc nhóm A-vi-gia, tên là Da-ca-ri-a; vợ ông tên là Ê-li-sa-bét cũng thuộc dòng tộc tư tế A-ha-ron. Hai ông bà đều là người công chính trước mặt Thiên Chúa, sống đúng theo mọi điều răn và mệnh lệnh của Chúa, không ai chê trách được điều gì. Nhưng họ lại không có con, vì bà Ê-li-sa-bét là người hiếm hoi, và cả hai đều đã cao niên. Vậy một ngày kia ông Da-ca-ri-a đang lo việc tế tự trước nhan Thiên Chúa khi đến phiên của nhóm ông. Theo tục lệ của hàng tư tế, ông đã trúng thăm được vào dâng hương trong Đền Thờ của Đức Chúa. Trong giờ dâng hương đó, toàn thể dân chúng cầu nguyện ở bên ngoài. Bấy giờ một sứ thần của Chúa hiện ra với ông, đứng bên phải hương án. Thấy vậy, ông Da-ca-ri-a bối rối, và phát sợ. Nhưng sứ thần bảo ông: “Này ông Da-ca-ri-a, đừng sợ, vì Thiên Chúa đã nhận lời ông cầu xin: bà Ê-li-sa-bét vợ ông sẽ sinh cho ông một con trai, và ông phải đặt tên cho con là Gio-an. Ông sẽ được vui mừng hớn hở, và nhiều người cũng được hỷ hoan vì con trẻ chào đời. Vì em sẽ nên cao cả trước mặt Chúa. Em sẽ không uống rượu và thức có men. Em sẽ được đầy Thánh Thần ngay khi còn trong lòng mẹ. Em sẽ đưa nhiều con cái Ít-ra-en về với Đức Chúa là Thiên Chúa của họ. Được đầy thần khí và quyền năng của ngôn sứ Ê-li-a, em sẽ đi trước mặt Chúa, để đưa tâm hồn cha ông quay về với con cháu, để làm cho tâm tư kẻ ngỗ nghịch lại hướng về nẻo chính đường ngay, và chuẩn bị một dân sẵn sàng đón Chúa.” Ông Da-ca-ri-a thưa với sứ thần: “Dựa vào đâu mà tôi biết được điều ấy? Vì tôi đã già, và nhà tôi cũng đã cao niên.” Sứ thần đáp: “Tôi là Gáp-ri-en, hằng đứng chầu trước mặt Thiên Chúa, tôi được sai đến nói với ông và loan báo tin mừng ấy cho ông. Này đây ông sẽ bị câm, không nói được, cho đến ngày các điều ấy xảy ra, bởi vì ông đã không tin lời tôi, là những lời sẽ được ứng nghiệm đúng thời đúng buổi.” Dân chúng đợi ông Da-ca-ri-a, và lấy làm lạ sao ông ở lại trong cung thánh lâu như thế. Lúc đi ra, ông không nói với họ được, và họ biết là ông đã thấy một thị kiến trong cung thánh. Còn ông, ông chỉ làm hiệu cho họ và vẫn bị câm. Khi thời gian phục vụ đã mãn, ông trở về nhà. Ít lâu sau, bà Ê-li-sa-bét vợ ông có thai, bà ẩn mình năm tháng. Bà tự nhủ: “Chúa đã làm cho tôi như thế đó, khi Người đoái thương cất nỗi hổ nhục tôi phải chịu trước mặt người đời.”
SUY NIỆM:
Chúng ta vừa được Giáo Hội gởi đến hai đoạn sách trong Kinh Thánh. Đọan thứ nhất trích trong sách Thủ Lãnh kể về việc loan báo việc Samson chào đời. Và trong Tin Mừng kể về lời loan báo về việc Gioan Tẩy Giả chào đời. Trước tiên, chúng ta nhận ra được một Thiên Chúa luôn quan tâm đến lịch sử của những con người, một Thiên Chúa biết lắng nghe nỗi thống khổ của con người. Có một sự trùng hợp trong hai câu chuyện là những bà mẹ, những ông bố son sẻ. Đối với truyền thống Do Thái, không có con là một nỗi bất hạnh, một sự thất vọng, sự buồn chán. Thế nhưng, Thiên Chúa đã quan tâm đến nỗi khổ của họ, lắng nghe tiếng nói, nhu cầu và hứa ban cho họ những người con. Điều thứ hai chúng ta nhận ra rằng, những người con được hứa ban này chào đời đều được gởi đến cho một sứ mạng và còn là thủ lãnh của dân Do Thái giúp dân chiến thắng dân Philitine. Còn Gioan trở thành vị tiền hô đi loan báo Đấng Cứu Thế. Ở đây chúng ta nhận thấy mỗi một con người chào đời nhằm vào một kế hoạch của Thiên Chúa, đề cao cho một sứ mạng. Những con người này được chỉ dẫn, được tách riêng ra để dâng cho Thiên Chúa.

     Hai nhân vật này, hai câu chuyện này giúp chúng ta liên tưởng đến câu chuyện thứ ba về trinh nữ Maria sinh con -  câu chuyện Đức Maria và Thầy Giêsu. Trong tâm tình của mùa vọng qua lời loan báo của sứ thần Gabriel, sứ mệnh của Gioan Tẩy Giả, chúng ta cũng nhận được lời mời lắng nghe lời kêu gọi của Gioan Tiền Hô, để chuẩn bị tâm hồn chúng ta, để sẵn sàng đến gặp gỡ Thiên Chúa và để biết thay đổi tâm hồn của mình. Xin cho mỗi người chúng ta biết vững tin vào sự chờ mong của Thiên Chúa. Xin cho chúng ta cũng nhận ra sứ mệnh mà Thiên Chúa trao phó cho mỗi người mỗi cách. Xin cho tâm hồn chúng ta cũng được sẵn sàng để gặp gỡ được Đức Kitô đến cứu độ chúng ta.

December 18, 2013

Hành Trình Nhập Thể và Sự Cộng Tác của Con Người

SUY NIỆM LỜI CHÚA
Thứ Tư 18/12/2013 sau CN III Mùa Vọng
Bài đọc: Gr 23, 5-8
        Này, sẽ tới những ngày – sấm ngôn của Đức Chúa –Ta sẽ làm nẩy sinh cho nhà Đa-vít một chồi non chính trực. Vị vua lên ngôi trị vì sẽ là người khôn ngoan tài giỏi trong xứ sở, vua sẽ thi hành điều chính trực công minh. Thời bấy giờ, Giu-đa sẽ được cứu thoát, Ít-ra-en được sống yên hàn.
Danh hiệu người ta tặng vua ấy sẽ là: “Đức Chúa, sự công chính của chúng ta.” Vì thế, này đây sẽ tới những ngày –sấm ngôn của Đức Chúa– người ta không còn nói như sau nữa: “Nhân danh Đức Chúa hằng sống, Đấng đưa con cái Ít-ra-en lên khỏi đất Ai-cập!”, nhưng sẽ nói: “Nhân danh Đức Chúa hằng sống, Đấng đã đưa dòng dõi nhà Ít-ra-en lên khỏi đất phương Bắc và khỏi mọi miền đất Người đã xua họ đến, để họ được cư ngụ trên đất của họ !”
Tin Mừng: Mt 1, 18-24
Sau đây là gốc tích Đức Giê-su Ki-tô: bà Ma-ri-a, mẹ Người, đã thành hôn với ông Giu-se. Nhưng trước khi hai ông bà về chung sống, bà đã có thai do quyền năng Chúa Thánh Thần. Ông Giu-se, chồng bà, là người công chính và không muốn tố giác bà, nên mới định tâm bỏ bà cách kín đáo. Ông đang toan tính như vậy, thì kìa sứ thần Chúa hiện đến báo mộng cho ông rằng: “Này ông Giu-se, con cháu Đa-vít, đừng ngại đón bà Ma-ri-a vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần. Bà sẽ sinh con trai và ông phải đặt tên cho con trẻ là Giê-su, vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ.” Tất cả sự việc này xảy ra là để ứng nghiệm lời Chúa phán xưa qua miệng ngôn sứ  Này đây, Trinh Nữ sẽ thụ thai và sinh hạ một con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Em-ma-nu-en, nghĩa là “Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta”. Khi tỉnh giấc, ông Giu-se làm như sứ thần Chúa dạy, và đón vợ về nhà.
SUY NIỆM:
    “Emmanuel – Thiên Chúa ở cùng chúng ta.” Đó là danh xưng của Ngôi Hai và cũng là khái quát ước muốn của Thiên Chúa đem tin mừng đến cho nhân loại. Một Thiên Chúa dựng nên con người và muốn ở giữa chúng ta. Một Thiên Chúa với tha nhân qua ông bà Adam và Eva ở vườn địa đàng. Một Thiên Chúa không ngại bước chân rong ruổi cùng dân Do Thái trong sa mạc, vượt qua bao gian khổ để ở với dân. Một Thiên Chúa không ngừng can thiệp vào lịch sử của dân Thiên Chúa, thông qua các vị ngôn sứ của Ngài. Và một Thiên Chúa vẫn muốn tiếp tục ở với chúng ta, một cách cụ thể thông qua mang bản tính con người của chúng ta.
    Đọc lại lịch sử cứu độ, chúng ta thấy có những nhân vật được trở thành trung gian, góp phần cho Thiên Chúa đến ở cùng nhân loại. Có những nhân vật trở thành đấng loan báo cho mọi người về sự hiện diện của Thiên Chúa. Nếu Abraham thưở xưa tin vào lời Thiên Chúa để lên đường ra đi dù chưa biết mình đi đâu. Nếu Đức Maria tin vào lời sứ thần Gabriel để thưa tiếng Xin Vâng cho một sứ mạng vĩ đại của mình. Thì thánh Giuse trong Tin Mừng hôm nay cho thấy ngài đứng trước trọng trách Thiên Chúa giao phó, ngài cảm thấy mình không xứng đáng, nên có ý định rút lui. Nhưng khi sứ thần Chúa báo mộng, ông đã tỉnh giấc và làm theo ý muốn của Thiên Chúa theo lời sứ thần đã dạy.

    Xin Chúa cho mỗi người chúng ta xác tin vào mầu nhiệm Thiên Chúa ở cùng. Xin Chúa cũng cho mỗi người chúng ta trở thành trung gian để Thiên Chúa tiếp tục hành trình nhập thể của Ngài giữa trần gian hôm nay. Xin Thiên Chúa sử dụng môi miệng của chúng ta để nói lời chúc lành, sử dụng đôi chân của chúng ta để đi đến với anh em, đến với nhân loại, sử dụng đôi tay của chúng ta để xoa dịu những vết thương, sử dụng trái tim của chúng ta để tiếp tục yêu thương, sử dụng con người của chúng ta để tiếp tục công trình cứu chuộc của Ngài. 

December 17, 2013

Mầu Nhiệm Cuộc Đời

SUY NIỆM LỜI CHÚA
Thứ Ba 17/12/2013 sau CN III Mùa Vọng
Bài đọc: St 49, 2. 8-10
Hồi đó, ông Gia-cóp gọi các con trai lại và nói: “Hỡi các con của Gia-cóp, hãy tụ tập lại mà nghe, hãy nghe Ít-ra-en, cha các con. Giu-đa, con sẽ được anh em con ca tụng, tay con sẽ đặt trên ót các địch thù, anh em cùng cha với con sẽ sụp xuống lạy con. Giu-đa là sư tử con. Con ơi, săn mồi xong con lại trở về. Nó quỳ xuống, nằm phục như sư tử và như sư tử cái: ai sẽ làm cho nó đứng dậy? Vương trượng sẽ không rời khỏi Giu-đa, gậy chỉ huy sẽ không lìa đầu gối nó, cho tới khi người làm chủ vương trượng đến, người mà muôn dân phải vâng phục.”
Tin Mừng: Mt 1, 1-17
Đây là gia phả Đức Giê-su Ki-tô, con cháu vua Đa-vít, con cháu ông Áp-ra-ham: Ông Áp-ra-ham sinh I-xa-ác; I-xa-ác sinh Gia-cóp; Gia-cóp sinh Giu-đa và các anh em ông này; Giu-đa ăn ở với Ta-ma sinh Pe-rét và De-rác; Pe-rét sinh Khét-xơ-ron; Khét-xơ-ron sinh A-ram; A-ram sinh Am-mi-na-đáp; Am-mi-na-đáp sinh Nác-son; Nác-son sinh Xan-môn; Xan-môn lấy Ra-kháp sinh Bô-át; Bô-át lấy Rút sinh Ô-vết; Ô-vết sinh Gie-sê; Gie-sê sinh Đa-vít. Vua Đa-vít lấy vợ ông U-ri-gia sinh Sa-lô-môn; Sa-lô-môn sinh Rơ-kháp-am; Rơ-kháp-am sinh A-vi-gia ; A-vi-gia sinh A-xa; A-xa sinh Giơ-hô-sa-phát ; Giơ-hô-sa-phát sinh Giô-ram; Giô-ram sinh Út-di-gia; Út-di-gia sinh Gio-tham; Gio-tham sinh A-khát; A-khát sinh Khít-ki-gia; Khít-ki-gia sinh Mơ-na-se; Mơ-na-se sinh A-môn; A-môn sinh Giô-si-gia; Giô-si-gia sinh Giơ-khon-gia và các anh em vua này; kế đó là thời lưu đày ở Ba-by-lon. Sau thời lưu đày ở Ba-by-lon, Giơ-khon-gia sinh San-ti-ên; San-ti-ên sinh Dơ-rúp-ba-ven; Dơ-rúp-ba-ven sinh A-vi-hút; A-vi-hút sinh En-gia-kim; En-gia-kim sinh A-do; A-do sinh Xa-đốc; Xa-đốc sinh A-khin; A-khin sinh Ê-li-hút; Ê-li-hút sinh E-la-da; E-la-da sinh Mát-than; Mát-than sinh Gia-cóp; Gia-cóp sinh Giu-se, chồng của bà Ma-ri-a, bà là mẹ Đức Giê-su cũng gọi là Đấng Ki-tô. Như thế, tính chung lại thì: từ ông Áp-ra-ham đến vua Đa-vít, là mười bốn đời; từ vua Đa-vít đến thời lưu đày ở Ba-by-lon, là mười bốn đời; và từ thời lưu đày ở Ba-by-lon đến Đức Ki-tô, cũng là mười bốn đời.
SUY NIỆM:
            “Thiên Chúa vẽ những đường thẳng thành những đường cong.
Cố Hồng Y PX Nguyễn Văn Thuận
    Đó là lời trích bài giảng tĩnh tâm ngày đầu tiên cho Đức Cố Giáo Hoàng Phaolô II và giáo triều Rôma năm 2000. Ngài đã chọn bài Tin Mừng chúng ta vừa nghe về gia phả Đức Giêsu theo thánh Matthew. Chúng ta nhận ra mục đích của Matthew rất rõ ràng. Ông giúp chúng ta thấy Đức Giêsu là một nhân vật có cả một truyền thống và là đấng xuất hiện lời của Thiên Chúa hứa, Đấng mang ơn cứu độ.
    Mỗi nhân vật chúng ta nghe gợi lại cho chúng ta một câu chuyện, gợi lại một hành trình và cũng gợi lại một con đường mà Thiên Chúa dẫn dắt lịch sử dân của Ngài. Đó vốn là những con số được tuyển chọn mang tính biểu tượng. Ta chia ra làm 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn chia làm 14 đời. Đó là lịch sử hành trình của người dân Do Thái, dân Thiên Chúa. Khởi đầu từ Abraham cho tới Đavít. Đavít có thể coi là thời kỳ vàng son của dân Do Thái như một quá trình đi lên. Thì giai đoạn hai, sau thời Đavít được kết thúc lưu đày ở Babylon được xem như một thời tội lỗi và đầy thất vọng. Và từ thời Babylon đến thời Đức Kitô mở ra một thời mới, cho chúng ta niềm hy vọng. Lịch sử của Thiên Chúa, khi đi vào trong trần gian, Ngài cũng chấp nhận một gia phả, trong đó có những con người rất người. Và không phải tất cả những con người trong gia phả này đều là những con người thánh thiện, nhưng có những sai lầm, những tội lỗi và có cả phá đổ những bức tường rào ngăn cách giữa người Do Thái và người ngoại đạo như bà Ruth và bà Rakhap chắc chắn rằng là người ngoại đạo, bà Tama là một gái điếm, … Nhưng Đức Giêsu đi vào thế gian, Ngài không ngại bước vào cuộc đời những con người này theo con đường rất bình thường để thánh hóa.
   Bài tin Mừng hôm nay nhắc nhở chúng ta rằng lịch sử này luôn luôn là lịch sử được dẫn dắt bởi Thiên Chúa. Lịch sử này có những lúc thăng trầm, có những lúc thành công cũng như thất bại, nhưng không bao giờ ngoài chương trình Thiên Chúa. Việc Ngài hứa và Ngài đã thể hiện. Cuối cùng là Đức Kitô con Thiên Chúa đến trong trần gian để khởi đầu cho một lịch sử mới.

    Chúng ta tạ ơn Thiên Chúa cho tình yêu Thiên Chúa luôn dẫn dắt lịch sử nhân loại cũng như dẫn dắt lịch sử cuộc đời của mỗi người chúng ta. Xin cho chúng ta nhận ra được bàn tay của Chúa và gặp gỡ Ngài trong cuộc đời. 

December 16, 2013

Ai Biết?

SUY NIỆM LỜI CHÚA
Thứ Hai 16/12/2013 sau CN III Mùa Vọng
Bài đọc: Ds 24, 2-7. 15-17a
Khi ấy, ông Bi-lơ-am ngước mắt lên và nhìn thấy Ít-ra-en đóng trại theo chi tộc của họ. Thần khí Thiên Chúa ở trên ông, ông liền cất tiếng đọc bài thơ sau đây: “Sấm ngôn của Bi-lơ-am, con Bơ-o, sấm ngôn của người mắt vẫn mở. Sấm ngôn của người nghe các lời Thiên Chúa, người ngắm nhìn thị kiến Đấng Toàn Năng, của người ngủ mà mắt vẫn mở trong lúc xuất thần. Hỡi Gia-cóp, lều bạt của ngươi đẹp biết mấy! Hỡi Ít-ra-en, đẹp biết mấy doanh trại của ngươi! Như thung lũng trải dài, như vườn cạnh bờ sông, như lô hội Đức Chúa đã trồng, như hương nam mọc bên dòng nước. Từ các bồn của nó, nước tràn ra, và hạt giống nó được tưới dồi dào. Vua của nó cao cả hơn A-gác, và vương quốc nó được tôn vinh.” Rồi ông cất tiếng đọc bài thơ của mình như sau: “Sấm ngôn của Bi-lơ-am, con Bơ-o, sấm ngôn của người mắt vẫn mở. Sấm ngôn của người nghe các lời Thiên Chúa, và biết những tư tưởng của Đấng Tối Cao, được Đấng Toàn Năng cho nhìn linh thị, của người ngủ mà mắt vẫn mở trong lúc xuất thần. Tôi thấy nó, nhưng bây giờ chưa phải lúc, tôi nhìn, nhưng chưa thấy nó kề bên; một vì sao xuất hiện từ Gia-cóp, một vương trượng trỗi dậy từ Ít-ra-en.”
Tin Mừng: Mt 21,23-27
Khi ấy, Đức Giê-su vào Đền Thờ, và trong khi Người giảng dạy, các thượng tế và kỳ mục trong dân đến gần Người và hỏi: “Ông lấy quyền nào mà làm các điều ấy? Ai đã cho ông quyền ấy?” Đức Giê-su đáp: “Còn tôi, tôi chỉ xin hỏi các ông một điều thôi; nếu các ông trả lời được cho tôi, thì tôi cũng sẽ nói cho các ông biết tôi lấy quyền nào mà làm các điều ấy. Vậy, phép rửa của ông Gio-an do đâu mà có? Do Trời hay do người ta?” Họ mới nghĩ thầm: “Nếu mình nói: ‘Do Trời’, thì ông ấy sẽ vặn lại: ‘Thế sao các ông lại không tin ông ấy?’ Còn nếu mình nói: ‘Do người ta’, thì mình sợ dân chúng, vì ai nấy đều cho ông Gio-an là một ngôn sứ.” Họ mới trả lời Đức Giê-su: “Chúng tôi không biết.” Người cũng nói với họ: “Tôi cũng vậy, tôi không nói cho các ông là tôi lấy quyền nào mà làm các điều ấy.”
SUY NIỆM:
      Trong những ngày vừa qua báo chí và công luận trên cả nước Việt Nam xôn xao về vụ án Vinalines. Trong các buổi chất vấn, chúng ta nhận ra một câu trả lời chung của các bị cáo: “Tôi không biết.”  Theo người đời, đây là câu trả lời khôn ngoan và an toàn nhất. Không ai chịu nhận trách nhiệm về mình. Trong bài Tin Mừng chúng ta nghe hôm nay cũng vậy, các thượng tế và kỳ mục chất vấn Đức Giêsu về những việc Ngài làm cho dân để dò xem khả năng của Ngài. Nhưng khi Chúa Giêsu đặt vấn đề ngược lại với họ thì câu họ trả lời là: “Chúng tôi không biết.” Thật là một cuộc chạy trốn vô trách nhiệm.
    Qua kinh nghiệm này, Chúa Giêsu mời mỗi người chúng ta dám đứng về phía sự thật và dám nói điều phải nói, cho dù đôi lúc chúng ta cảm thấy hành động của mình bị lạc lõng giữa những sự khôn ngoan của thế gian.

    Trong tâm tình chuẩn bị mừng đón Ngôi Hai sinh làm người, chúng ta hãy chuẩn bị tâm hồn mình bằng chính thái độ sống của một Kitô hữu đúng nghĩa. Ước gì khó khăn, thử thách không làm chùn lại ước mơ sống chứng nhân cho Chúa giữa đời.

Mục Đích Đời Tôi

SUY NIỆM LỜI CHÚA
Chúa Nhật III Mùa Vọng - 15/12/2013

Bài đọc 1: Is 35, 1-6a. 10
Vui lên nào, hỡi sa mạc và đồng khô cỏ cháy, vùng đất hoang, hãy mừng rỡ trổ bông, hãy tưng bừng nở hoa như khóm huệ, và hân hoan múa nhảy reo hò. Sa mạc được tặng ban ánh huy hoàng của núi Li-băng, vẻ rực rỡ của núi Các-men và đồng bằng Sa-ron. Thiên hạ sẽ nhìn thấy ánh huy hoàng của Đức Chúa, và vẻ rực rỡ của Thiên Chúa chúng ta. Hãy làm cho những bàn tay rã rời nên mạnh mẽ, cho những đầu gối bủn rủn được vững vàng. Hãy nói với những kẻ nhát gan: “Can đảm lên, đừng sợ! Thiên Chúa của anh em đây rồi; sắp tới ngày báo phục, ngày Thiên Chúa thưởng công, phạt tội. Chính Người sẽ đến cứu anh em.” Bấy giờ mắt người mù mở ra, tai người điếc nghe được. Bấy giờ kẻ què sẽ nhảy nhót như nai, miệng lưỡi người câm sẽ reo hò. Những người được Đức Chúa giải thoát sẽ trở về, tiến đến Xi-on giữa tiếng hò reo, mặt rạng rỡ niềm vui vĩnh cửu. Họ sẽ được hớn hở tươi cười, đau khổ và khóc than sẽ biến mất.
Bài đọc 2: Gc 5, 7-10
Thưa anh em, xin anh em cứ kiên nhẫn cho tới ngày Chúa quang lâm. Kìa xem nhà nông, họ kiên nhẫn chờ đợi cho đất trổ sinh hoa màu quý giá: họ phải đợi cả mưa đầu mùa lẫn mưa cuối mùa. Anh em cũng vậy, hãy kiên nhẫn và bền tâm vững chí, vì ngày Chúa quang lâm đã gần tới. Thưa anh em, anh em đừng phàn nàn kêu trách lẫn nhau, để khỏi bị xét xử. Kìa Vị Thẩm Phán đang đứng ngoài cửa. Thưa anh em, về sức chịu đựng và lòng kiên nhẫn, anh em hãy noi gương các ngôn sứ là những vị đã nói nhân danh Chúa.
Tin Mừng: Mt 11, 2-11
Đang ngồi tù, ông Gio-an nghe biết những việc Đức Ki-tô làm, liền sai môn đệ đến hỏi Người rằng: “Thầy có thật là Đấng phải đến không, hay là chúng tôi còn phải đợi ai khác?” Đức Giê-su trả lời: “Các anh cứ về thuật lại cho ông Gio-an những điều mắt thấy tai nghe: Người mù xem thấy, kẻ què bước đi, người cùi được sạch, kẻ điếc nghe được, người chết trỗi dậy, kẻ nghèo được nghe Tin Mừng, và phúc thay người nào không vấp ngã vì tôi.” Họ đi rồi, Đức Giê-su bắt đầu nói với đám đông về ông Gio-an rằng: “Anh em ra xem gì trong hoang địa? Một cây sậy phất phơ trước gió chăng? Thế thì anh em ra xem gì? Một người mặc gấm vóc lụa là chăng? Kìa những kẻ mặc gấm vóc lụa là thì ở trong cung điện nhà vua. Thế thì anh em ra xem gì? Một vị ngôn sứ chăng? Đúng thế đó; mà tôi nói cho anh em biết, đây còn hơn cả ngôn sứ nữa. Chính ông là người Kinh Thánh đã nói tới khi chép rằng: Này Ta sai sứ giả của Ta đi trước mặt Con, người sẽ dọn đường cho Con đến. “Tôi nói thật với anh em : trong số phàm nhân đã lọt lòng mẹ, chưa từng có ai cao trọng hơn ông Gio-an Tẩy Giả. Tuy nhiên, kẻ nhỏ nhất trong Nước Trời còn cao trọng hơn ông.”
SUY NIỆM:
            Việc Gioan Tiền Hô sai môn đệ của ông đến gặp Chúa Giêsu để hỏi Ngài có phải là Đấng Gioan rao giảng không vẫn còn là những dự đoán. Có thể Gioan đang nghi ngờ thực hư về con người này bởi vì điều ông loan báo trái ngược với những điều Đức Giêsu thực hiện. Ông giới thiệu hình ảnh Đấng Thiên Sai là một con người đến xét xử kẻ dữ người lành. Nhưng Chúa Giêsu lại đến với vai trò yêu thương an ủi. Thử hỏi làm sao Gioan không trăn trở? Rồi cũng có thể cho thấy Gioan là nạn nhân của những điều ông loan truyền như Thiên Chúa sẽ đến để mang lại công bằng và giải thoát con người. Nhưng công bằng chỗ nào khi chính ông là nạn nhân của người dám nói sự thật. Ông lên án Hêrôđê cướp vợ người anh. Kết quả ông bị giam cầm và cái đầu ông làm món quà cho người phụ nữ bội nghĩa kia – Hêrôđia. Những băn khoăn này có thể đã gặm nhấm tâm hồn Gioan.
            Để trả lời câu hỏi của Gioan, Đức Giêsu bảo các môn đệ ông: “Các anh cứ về thuật lại cho ông Gio-an những điều mắt thấy tai nghe: Người mù xem thấy, kẻ què bước đi, người cùi được sạch, kẻ điếc nghe được, người chết trỗi dậy, kẻ nghèo được nghe Tin Mừng, và phúc thay người nào không vấp ngã vì tôi.
Ohhh có lẽ môn đệ của Gioan vô cùng thất vọng với câu trả lời của Đức Giêsu. Với mỗi người chúng ta cũng vậy, cũng có lúc chúng ta có cảm giác như Gioan, bị bỏ rơi khi đang lâm vào cảnh ngặt nghèo, khó khăn. Rồi hỏi Chúa tại sao lại xảy đến cho con và gia đình con? Tại sao gia đình con cứ nghèo hoài vậy? Chúng ta có thể đưa ra hàng ngàn câu hỏi tại sao và tại sao với Chúa. Và trong ngục tối kia, Gioan cũng hỏi Chúa như vậy?

Vậy chúng ta có thể làm gì nếu rơi vào hoàn cảnh như Gioan? Thật khó để bám víu vào Chúa trong lúc tuyệt vọng và đơn côi như vậy. Nhưng Chúa mời chúng ta tiếp tục đặt niềm cậy trông vào Ngài và chỉ một mình Ngài mà thôi. Chúng ta hãy nhớ rằng theo Chúa và thực hiện thánh ý Ngài thì luôn đối nghịch với ý riêng của thế gian và bị thế gian chống lại. Gioan là một bằng chứng sống động khi biết bám víu vào Chúa để sống khó nghèo, khiêm hạ, tù đày và kết cục đầu rơi máu đổ để làm chứng cho một chân lý sống – làm chứng cho sự thật.

December 14, 2013

Niềm Vui Được Thách Đố

SUY NIỆM LỜI CHÚA
Thứ Bảy 14/12/2013 sau CN II Mùa Vọng
Bài đọc: Hc 48, 1-4. 9-11
Ngày ấy, ngôn sứ Ê-li-a xuất hiện, ông là vị ngôn sứ chẳng khác nào ngọn lửa, lời của ông tựa đuốc cháy bừng bừng. Ông khiến cho nạn đói hoành hành trong dân, và do lòng nhiệt thành, ông làm cho số dân giảm bớt. Ông dùng lời Thiên Chúa mà đóng cửa trời, và ba lần cũng cho lửa đổ xuống. Thưa ông Ê-li-a, ông đã làm bao việc lạ lùng, ông thật là vinh quang hiển hách! Ai có thể tự hào được nên giống như ông? Ông đã được cất lên giữa đám lửa xoáy như cơn lốc, trên chiếc xe do ngựa đỏ như lửa kéo đi. Trong những lời khiển trách vào thời sẽ đến, ông đã được nêu danh, để làm nguôi cơn giận của Thiên Chúa trước khi cơn thịnh nộ bùng lên, để đưa tâm hồn cha ông trở lại với con cháu, và tái lập các chi tộc Gia-cóp. Phúc cho ai được nhìn thấy ông, và cho kẻ được an nghỉ trong tình yêu Thiên Chúa, vì cả chúng tôi, chắc chắn cũng sẽ được sống.
Tin Mừng: Mt 17, 10-13
Đang khi thầy trò từ trên núi xuống, các môn đệ hỏi Đức Giê-su rằng: “Sao các kinh sư nói rằng ông Ê-li-a phải đến trước?” Người đáp: “Đúng thế, ông Ê-li-a đến và sẽ chỉnh đốn mọi sự. Nhưng Thầy nói cho anh em biết: ông Ê-li-a đã đến rồi và họ không nhận ra ông, nhưng đã xử với ông theo ý họ muốn. Con Người cũng sẽ phải đau khổ vì họ như thế.” Bấy giờ các môn đệ hiểu Người có ý nói về ông Gio-an Tẩy Giả.
SUY NIỆM:
Lắm lúc trong cuộc sống, chúng ta vỗ ngực hỷ hoan với những thành công cũng như những mong chờ được thực hiện như là do chính chúng ta lập công. Rồi cũng không ít lần chúng ta trách mình bất lực, vì không làm nổi một điều nhỏ nhặt. Vì sao? Bởi vì chúng ta để tiếng nói y` riêng của mình lấn át tiếng của Thiên Chúa, nên chúng ta dần xa Ngài.
Elijah và Gioan Tẩy Giả đã khuyên nhủ dân chúng thời đó tránh xa tội lỗi để quay trở về với Thiên Chúa. Họ dọn đường để đón Chúa đến. Chúng ta cũng vậy, Thiên Chúa ban cho mỗi người khả năng riêng biệt như Elijah và Gioan. Trong sự bé nhỏ khiêm hạ, chúng ta cũng có thể dọn đường đón Chúa đến bằng lối sống và chia sẻ lời khuyên dạy của Chúa Giêsu. Đây luôn là một thách đố mà những người theo Chúa Giêsu phải đối diện.
Bạn và tôi đã sẵn sàng để được thử thách chưa?  


 
Back to Top